Ông Đặng Ngọc Bảo, cư ngụ số 33/2A, đường Phạm Thái Bường, Phường 4, TP Vĩnh Long hỏi: Tôi bị tai nạn lao động (TNLĐ) từ lâu...
Ông Đặng Ngọc Bảo, cư ngụ số 33/2A, đường Phạm Thái Bường, Phường 4, TP Vĩnh Long hỏi: Tôi bị tai nạn lao động (TNLĐ) từ lâu, vẫn đều đặn nhận trợ cấp nhưng trong khoảng thời gian từ ngày 5/11/2002 đến 31/8/2005 tôi bị bắt, trợ cấp bị cắt từ đó, tôi làm đơn và được cấp tiếp. Xin hỏi, thời gian ở tù có bị cắt trợ cấp TNLĐ không? Nếu có thì cho tôi lĩnh 3 năm đó.
Tôi bị TNLĐ từ năm 1967, phải đóng giày và aten, nhưng từ năm 1975 đến nay tôi không được cơ quan nào thanh toán. Vậy, trường hợp của tôi có được đóng giày, aten hoặc chân tay giả không? Nếu có thanh toán ở đâu?
Tôi bị TNLĐ mất sức 41%, chân bị ngắn, yếu. Do tai nạn đó mà đến năm 2015 bị tắc mạch máu dẫn đến cưa chân, hiện tôi đi chân giả. Xin hỏi, trường hợp của tôi có được nâng tỷ lệ thương tật không? Nếu có thì thủ tục ra sao? Có được cấp chân giả không?
Sau khi nhận được thư ông, chúng tôi đã liên hệ với BHXH Vĩnh Long và được trả lời như sau:
Theo Điều 47 Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 26/1/1995 về việc ban hành Điều lệ BHXH, quy định quyền hưởng BHXH của người lao động bị đình chỉ trong thời gian bị tù giam. Sau thời gian bị tù giam người lao động được tiếp tục hưởng BHXH.
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp của ông trong thời gian bị phạt tù giam từ ngày 5/11/2002- 31/8/2005, không được hưởng chế độ BHXH.
Vấn đề thứ hai, theo nội dung câu hỏi của ông đã nêu chúng tôi xin trả lời để ông tham khảo:
Theo Điều 49 Luật BHXH năm 2014 quy định, người lao động bị TNLĐ mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.
Về thủ tục để được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình theo Điều 18 Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 của BHXH Việt Nam gồm các giấy tờ sau: hồ sơ hưởng trợ cấp TNLĐ do cơ quan BHXH quản lý; chỉ định của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành lao động- thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên phù hợp với tình trạng thương tật, bệnh tật do TNLĐ. Đối với trường hợp có chỉ định lắp mắt giả thì có thêm chứng từ lắp mắt giả (bản chính); vé tàu, xe đi và về (bản chính) trong trường hợp thanh toán tiền tàu, xe.
Vấn đề thứ ba, theo Điều 45 Luật BHXH năm 2014 quy định người lao động bị TNLĐ được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.
Theo Điều 16 Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 của BHXH Việt Nam quy định, hồ sơ hưởng trợ cấp TNLĐ tái phát gồm: hồ sơ đã hưởng trợ cấp TNLĐ do cơ quan BHXH quản lý; giấy ra viện sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật cũ tái phát đối với trường hợp điều trị nội trú. Đối với trường hợp không điều trị nội trú là giấy tờ khám, điều trị thương tật, bệnh tật tái phát; biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng giám định y khoa (bản chính).
PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin