Bạn tranlong 20012015@gmail.com hỏi: Tôi làm việc ở UBND xã, hàng năm trong dự toán có mục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Xin cho biết được chi như thế nào? Cần những thủ tục gì?
Bạn tranlong 20012015@gmail.com hỏi: Tôi làm việc ở UBND xã, hàng năm trong dự toán có mục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Xin cho biết được chi như thế nào? Cần những thủ tục gì?
Sau khi nhận được thư bạn, chúng tôi đã liên hệ với Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long và được trả lời như sau:
Theo quy định tại Hướng dẫn số 879/HD-STC ngày 26/9/2013 của Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long về việc chi đối với công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, UBND các cấp và các cơ quan giao nhiệm vụ xây dựng, tổ chức thực hiện các đề án quy định tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020, nội dung chi và mức chi:
Chi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác cải cách hành chính của địa phương.
Về định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản của HĐND, UBND được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16/3/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND:
Định mức kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản phải thực hiện trên cơ sở căn cứ vào dự toán kinh phí được giao, tính chất phức tạp của mỗi văn bản; các hoạt động, nội dung chi, mức chi quy định tại thông tư này và được phân bổ như sau:
Nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND được ban hành mới hoặc thay thế: Cấp tỉnh, tối đa 9 triệu đồng/văn bản; cấp huyện, tối đa 7 triệu đồng/văn bản; cấp xã, tối đa 5,5 triệu đồng/văn bản.
Đối với văn bản sửa đổi, bổ sung thì định mức phân bổ tối đa không quá 80% định mức phân bổ tối đa đối với văn bản được ban hành mới hoặc thay thế.
Đối với chỉ thị của UBND, cấp tỉnh, tối đa 3,5 triệu đồng/văn bản; cấp huyện, tối đa 2,5 triệu đồng/văn bản; cấp xã, tối đa 2 triệu đồng/văn bản.
Đối với các văn bản có nội dung phức tạp phải lấy ý kiến tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị hoặc có nội dung liên quan đến nhiều cấp, ngành, lĩnh vực, căn cứ vào khả năng, ngân sách địa phương, UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh quyết định phân bổ định mức kinh phí cao hơn, nhưng phần kinh phí tăng thêm không quá 20% định mức quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Ngoài định mức phân bổ kinh phí quy định tại khoản 1 điều này, căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí, trong trường hợp cần thiết thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì sắp xếp, bố trí một khoản kinh phí từ nguồn ngân sách chi thường xuyên đã được giao để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động có liên quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện văn bản được giao cho cơ quan, đơn vị mình chủ trì thực hiện.
Về mức chi cho các nội dung trong hoạt động xây dựng và hoàn thiện văn bản của HĐND và UBND được thực hiện tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP.
Về thủ tục:
Việc sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản phải bảo đảm đúng nội dung chi, mức chi quy định tại Điều 4, Điều 5 của thông tư này, các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và bảo đảm chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
Như vậy, căn cứ quy định trên khi chi cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải có đầy đủ các chứng từ hợp lệ.
PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin