Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

05:12, 31/12/2015

Việc thỏa thuận phân chia thừa kế được pháp luật quy định như thế nào? Làm thế nào để việc thỏa thuận phân chia thừa kế có giá trị pháp lý?

Việc thỏa thuận phân chia thừa kế được pháp luật quy định như thế nào? Làm thế nào để việc thỏa thuận phân chia thừa kế có giá trị pháp lý?

Nguyễn Hoàng Ngân (Tam Bình)

Trả lời: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau: Hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Khoản 2 Điều 685 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định việc phân chia di sản theo pháp luật: Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Văn bản thỏa thuận phải được công chứng, thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản được quy định tại khoản 1 và 4 Điều 57 Luật Công chứng năm 2014 như sau: Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận phân chai di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

PHÒNG BẠN ĐỌC

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh