Chế độ nghỉ thai sản khi trùng thời gian nghỉ hè

05:12, 09/12/2015

Bà Lê Thị Loan, giáo viên Trường THPT Tam Bình, huyện Tam Bình hỏi: Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ GD-ĐT quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông thì thời gian nghỉ hè được coi là thời gian nghỉ phép năm của giáo viên, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có). Trường hợp của tôi thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì theo quy định trên, thời gian nghỉ hè được xem là thời gian nghỉ phép năm, nên tôi có thể làm đơn xin nhà trường cho nghỉ chế độ nghỉ phép trước hoặc sau nghỉ thai sản được không? Nếu được, tôi phải làm thủ tục như thế nào để được hưởng quyền lợi đó?

Bà Lê Thị Loan, giáo viên Trường THPT Tam Bình, huyện Tam Bình hỏi: Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ GD-ĐT quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông thì thời gian nghỉ hè được coi là thời gian nghỉ phép năm của giáo viên, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có). Trường hợp của tôi thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì theo quy định trên, thời gian nghỉ hè được xem là thời gian nghỉ phép năm, nên tôi có thể làm đơn xin nhà trường cho nghỉ chế độ nghỉ phép trước hoặc sau nghỉ thai sản được không? Nếu được, tôi phải làm thủ tục như thế nào để được hưởng quyền lợi đó?

Sau khi nhận được thư bà, chúng tôi đã liên hệ với Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long và được trả lời như sau:

Tại Điều 157 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định chế độ thai sản: Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ quan khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 4 tháng.

Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.

Theo điểm c khoản 3.3 Mục 3 Công văn số 1477/BHXH-CSXH ngày 23/4/2013 của BHXH Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con tính cả ngày lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 2/10/2009 của Bộ GD-ĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, quy định thời gian nghỉ phép hàng năm của giáo viên gồm nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau: Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hàng năm là 2 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có); thời gian nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT; các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động.

Hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định giáo viên nghỉ chế độ thai sản trùng thời gian nghỉ hè thì được nghỉ bù thời gian trùng đó.

PHÒNG BẠN ĐỌC

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh