Bà Phạm Thị Châu, ngụ Ấp 2, xã An Hữu, huyện Cái Bè- Tiền Giang phản ánh: Ngày 14/12/2013, tôi có sử dụng xe 2 bánh đi từ An Hữu đến Bến Tre. Khi đến phà Đình Khao, trong lúc chạy xuống phà, do phà neo đậu không an toàn, một bên mũi phà không cột dây bị dạt ra xa nên khi tôi xuống thì một bánh xe trước lên được phà, còn bánh xe sau bị kẹt lại gây tai nạn. Tôi ngã xuống làm gãy tay trái, chân trái nằm úp xuống, lúc đó mỏ bàn phà đang chạy vào và tông vào chân tôi.
Bà Phạm Thị Châu, ngụ Ấp 2, xã An Hữu, huyện Cái Bè- Tiền Giang phản ánh: Ngày 14/12/2013, tôi có sử dụng xe 2 bánh đi từ An Hữu đến Bến Tre. Khi đến phà Đình Khao, trong lúc chạy xuống phà, do phà neo đậu không an toàn, một bên mũi phà không cột dây bị dạt ra xa nên khi tôi xuống thì một bánh xe trước lên được phà, còn bánh xe sau bị kẹt lại gây tai nạn. Tôi ngã xuống làm gãy tay trái, chân trái nằm úp xuống, lúc đó mỏ bàn phà đang chạy vào và tông vào chân tôi.
Sau tai nạn, tôi nằm điều trị tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP Hồ Chí Minh, bác sĩ điều trị cho tôi nói 3 ngón chân của tôi khó giữ được nên đã tiến hành kéo da, ghim đinh vào 3 ngón chân và may lại cho tôi, sau 5 ngày bác sĩ cho tôi xuất viện. Nhưng sau khi xuất viện 5 ngày, tôi thấy tình hình xấu đi nên đã trở lên nhập viện và phát hiện bị hoại tử nên lần lượt phải cưa 4 ngón chân và sau cùng cưa luôn ngón còn lại.
Khi xảy ra vụ việc, phía lãnh đạo phà Đình Khao và tôi có làm việc tại Công an huyện Long Hồ. Đại diện lãnh đạo phà Đình Khao đồng ý bồi thường cho tôi 47 triệu đồng tiền thuốc và chi phí điều trị tại bệnh viện và 21 triệu tiền tổn thất tinh thần sau tai nạn.
Tuy nhiên, sau đó tôi chỉ nhận 4,7 triệu đồng tiền bảo hiểm và 21 triệu đồng do phà Đình Khao hỗ trợ. Vì phía lãnh đạo phà Đình Khao bồi thường không đúng như thỏa thuận ban đầu, tôi đã nhiều lần tìm đến lãnh đạo phà Đình Khao để yêu cầu bồi thường cho tôi như thỏa thuận ban đầu. Vì nguyên nhân xuất phát từ phía phà không bảo đảm an toàn neo đậu và tôi phải cưa hết nửa bàn chân nên đi lại rất khó khăn và không thể lao động như trước song lãnh đạo phà Đình Khao vẫn không đồng ý. Sau nhiều lần tôi tìm gặp, phía phà Đình Khao đề nghị chỉ bồi thường thêm cho tôi 20 triệu. Tôi không đồng ý với mức bồi thường này và yêu cầu phải tiến hành bồi thường như đã thỏa thuận trước đây. Phía phà Đình Khao nói chỉ đồng ý bồi thường thêm 20 triệu, nếu tôi vẫn không đồng ý thì cứ đưa vụ việc ra tòa án giải quyết. Sau đó tôi đã làm đơn gửi đến Tòa án nhân dân huyện Long Hồ yêu cầu giải quyết.
Đến nay, sự việc xảy ra đã gần 2 năm, mà vẫn như không, tôi vô cùng bức xúc vì cho đến nay chưa được giải quyết theo yêu cầu của tôi.
Sau khi nhận được thư bà, chúng tôi đã liên hệ với Tòa án nhân dân huyện Long Hồ và được trả lời như sau:
Ngày 3/11/2014, Tòa án nhân dân huyện Long Hồ nhận được đơn khởi kiện đề ngày 3/11/2014 của bà. Ngày 9/1/2015, Tòa án huyện Long Hồ tổ chức hòa giải. Kết quả hòa giải, bà Phạm Thị Châu yêu cầu lãnh đạo phà Đình Khao phải bồi thường cho bà số tiền 62,3 triệu đồng và phà Đình Khao chỉ đồng ý hỗ trợ thêm cho bà Châu 25 triệu đồng, bà Châu không đồng ý.
Ngày 4/6/2015, Tòa án nhân dân huyện Long Hồ đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, tại phiên tòa này bà Châu đã tự nguyện rút yêu cầu khởi kiện. Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập. Sự tự nguyện này là phù hợp với quy định của pháp luật.
Do vậy, ngày 4/6/2015, Tòa án nhân dân huyện Long Hồ đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Như vậy, tại tòa, bà đã rút yêu cầu khởi kiện và tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Theo quy định, khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước.
PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin