Bà Phạm Thị Ngọc Quyên, cư ngụ số 2/4, ấp Tân Nhơn, xã Tân Hạnh- Long Hồ khiếu nại: Năm 2003, mẹ tôi là bà Nguyễn Thị Ngọc Liễu được bà ngoại cho một thửa đất tại ấp Tân An (xã Tân Hạnh- Long Hồ) đã tách thửa và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2003. Do không có đường vào nên việc canh tác gặp nhiều khó khăn, trồng trọt cây trái không mang được ra ngoài.
Bà Phạm Thị Ngọc Quyên, cư ngụ số 2/4, ấp Tân Nhơn, xã Tân Hạnh- Long Hồ khiếu nại: Năm 2003, mẹ tôi là bà Nguyễn Thị Ngọc Liễu được bà ngoại cho một thửa đất tại ấp Tân An (xã Tân Hạnh- Long Hồ) đã tách thửa và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2003. Do không có đường vào nên việc canh tác gặp nhiều khó khăn, trồng trọt cây trái không mang được ra ngoài.
Sau khi Nhà nước cho xây cầu Vàm thuộc ấp Tân An, Nhà nước giải tỏa những hộ dân ở phía trước thì đất của mẹ tôi đã ra gần mé lộ. Gia đình tôi rất vui mừng vì có đường vào và có thể sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình.
Khi xây dựng cầu, đơn vị thi công có đào đất ở con kinh nhỏ phía trước đất của gia đình tôi để lấy đất đắp chân cầu nên hiện tại từ đất của mẹ tôi ra lộ cách một con kinh nhỏ. Để tạo lối ra vào đất và tuân thủ đúng pháp luật của Nhà nước, tôi có làm đơn xin phép UBND xã Tân Hạnh xây cầu tạm và cam kết sẽ tháo dỡ khi Nhà nước yêu cầu. Xét nguyện vọng chính đáng của người dân, UBND xã Tân Hạnh đã cho phép gia đình tôi xây dựng, bản thân tôi và gia đình rất mừng và gia đình tôi tiến hành thuê người xây dựng cầu tạm để tạo lối đi. Tuy nhiên, khi chúng tôi vừa cắm trụ thì người chủ đất cũ gọi điện cho gia đình tôi nói đất đó của ông, muốn xây dựng thì phải thỏa thuận để mua lại. Nếu không thì sẽ cho người phá bỏ, tháo dỡ cây cầu mà gia đình tôi định xây dựng. Tôi nghĩ đây là đất của Nhà nước, tôi có xin phép chính quyền địa phương để xây dựng và cũng muốn mọi việc êm xuôi nên có ý thỏa thuận mua lại. Thế nhưng ngày 27/9/2014, gia đình tôi phát hiện trụ cầu vừa xây đã bị phá hư hỏng. Tôi trực tiếp gọi cho chủ đất cũ thì ông nói đất của ông ta, ông có quyền, như vậy ông đã thừa nhận việc đập phá.
Tiếp đó, có một người vào gặp tôi và xưng là chủ đất, nói rằng chủ cũ đã bán miếng đất này cho bà ta (bà Huỳnh Thị Thắm, ngụ ấp Tân An, xã Tân Hạnh). Việc mua bán của chủ đất cũ với bà Thắm, tôi thấy rất phức tạp. Vậy, việc mua bán này có hay không? Còn nếu bán thì chủ đất cũ chẳng xem pháp luật ra gì, vì phần đất này Nhà nước đang quản lý.
Sau khi nhận được thư bà, chúng tôi đã liên hệ với UBND xã Tân Hạnh và được ông Nguyễn Thành Lâm- Chủ tịch UBND xã trả lời như sau:
Phần đất mà bà nêu trong thư, là đất Nhà nước đã thu hồi giải tỏa trắng khi xây dựng cầu Vàm thuộc ấp Tân An, xã Tân Hạnh.
Còn về vấn đề bà hỏi, việc mua bán đất này có hay không, theo trình bày của bà Huỳnh Thị Thắm (ngụ ấp Tân An, xã Tân Hạnh) thì bà chỉ mua vật kiến trúc trên phần đất, không mua đất vì phần đất trên đã được thu hồi giải tỏa trắng.
UBND xã không cấp phép cho gia đình bà xây cầu như trong đơn bà đã nêu, vì như đã nói ở phần trên thì đất này đã được Nhà nước thu hồi giải tỏa trắng nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã.
Còn việc bà Thắm xây dựng nhà trên phần đất này, UBND xã đã lập biên bản, yêu cầu ngưng xây dựng và buộc phải tháo dỡ, nhưng đến nay bà Thắm vẫn chưa tháo dỡ. Vì vậy, UBND xã đã kiến nghị Phòng Công thương và UBND huyện Long Hồ giải quyết theo quy định của pháp luật.
PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin