Ông Nguyễn Văn Ba, ngụ thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn hỏi: Tôi có 2 người chú bà con là ông Trần Văn Năm và ông Trần Văn Bảy, quê quán xã Vĩnh Xuân (Trà Ôn). 2 ông tham gia cách mạng năm 1943, hy sinh năm 1946 (cùng hy sinh trong một trận), đã được công nhận là liệt sĩ. Hiện nay, 2 ông không còn thân nhân chính và được một người cháu thờ cúng và mẹ 2 ông đã được truy tặng
Ông Nguyễn Văn Ba, ngụ thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn hỏi: Tôi có 2 người chú bà con là ông Trần Văn Năm và ông Trần Văn Bảy, quê quán xã Vĩnh Xuân (Trà Ôn). 2 ông tham gia cách mạng năm 1943, hy sinh năm 1946 (cùng hy sinh trong một trận), đã được công nhận là liệt sĩ. Hiện nay, 2 ông không còn thân nhân chính và được một người cháu thờ cúng và mẹ 2 ông đã được truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Vậy, trường hợp của 2 ông có được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa không? Nếu được thì thủ tục như thế nào? Mức hưởng bao nhiêu?
Sau khi nhận được thư ông, chúng tôi đã liên hệ với Ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Long và được trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945.
Đối chiếu với trường hợp của chú ông, nếu 2 người đã được công nhận là liệt sĩ, trong hồ sơ liệt sĩ có ghi ngày, tháng, năm tham gia cách mạng và ngày hy sinh cũng như trường hợp tham gia từ ngày 1/1/1945 trở về trước thì sẽ được xét công nhận là người hoạt động cách mạng.
Về thủ tục hồ sơ để xét công nhận:
Theo Điều 7 Nghị định số 31/2013/NĐ- CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì cá nhân có trách nhiệm viết bản khai về quá trình hoạt động cách mạng có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú; trường hợp người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần thì đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng lập bản khai kèm biên bản ủy quyền.
Gửi bản khai, kèm theo các loại giấy tờ như lý lịch, hồ sơ của người đã được khen thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập; hồ sơ liệt sĩ; lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản; hồ sơ, tài liệu đang lưu giữ tại cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, Bảo tàng lịch sử của Trung ương và địa phương từ cấp huyện trở lên.
Về chế độ ưu đãi:
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ thì người hoạt động cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều 9 của Pháp lệnh mà chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 3 tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
Người hoạt động cách mạng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều 9 của Pháp lệnh thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần với mức 50 triệu đồng.
Trường hợp không còn thân nhân thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần với mức 10 triệu đồng.
Trên đây là trả lời về những quy định chung về người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945. Muốn biết thêm chi tiết, ông nên liên hệ với Ban Tổ chức Huyện ủy Trà Ôn để được hướng dẫn.
PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin