Bà Nguyễn Thị Minh Bạch, cư ngụ đường Mậu Thân, Phường 3- TP Vĩnh Long hỏi: Hiện nay, tôi là nhân viên khối văn phòng của một công ty cổ phần (vốn nhà nước trên 51%) từ doanh nghiệp nhà nước chuyển sang, có giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, thâm niên công tác từ tháng 4/1980 đến nay. Trong đó, từ tháng 4/1980 đến tháng 8/2004, công ty thuộc doanh nghiệp nhà
Bà Nguyễn Thị Minh Bạch, cư ngụ đường Mậu Thân, Phường 3- TP Vĩnh Long hỏi: Hiện nay, tôi là nhân viên khối văn phòng của một công ty cổ phần (vốn nhà nước trên 51%) từ doanh nghiệp nhà nước chuyển sang, có giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, thâm niên công tác từ tháng 4/1980 đến nay. Trong đó, từ tháng 4/1980 đến tháng 8/2004, công ty thuộc doanh nghiệp nhà nước đến tháng 9/2004 thì chuyển sang công ty cổ phần và hoạt động cho đến nay.
Tôi được biết, theo quy định tại khoản 4 Điều 47 Bộ luật Lao động thì trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.
Xin hỏi, nếu những tháng còn lại của năm 2014, công ty cổ phần hiện tôi đang làm việc xảy ra trường hợp như quy định tại khoản 4 Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2012 thì tôi được thanh toán tiền trợ cấp thôi việc hay trợ cấp mất việc làm?
Sau khi nhận được thư bà, chúng tôi đã liên hệ với Phòng Việc làm- Tiền lương- BHXH thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long và được trả lời như sau:
Nếu trường hợp công ty bà đang làm việc xảy ra theo quy định tại khoản 4 Điều 47 Bộ luật Lao động thì bà được hưởng trợ cấp thôi việc vì khoản 4 Điều 47 đã nói rõ: “Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc... được ưu tiên thanh toán”.
Còn theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Lao động năm 2012 thì các trường hợp cho thôi việc được trợ cấp mất việc làm gồm: trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của bộ luật này.
Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của bộ luật này.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của bộ luật này.
Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Ngoài ra, tại Điều 45 Bộ luật Lao động năm 2012 còn quy định trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của bộ luật này.
Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động trước đó phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của bộ luật này.
Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại điều này, thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của bộ luật này.
Về trợ cấp mất việc làm: Tại khoản 1 Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương.
PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin