Trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm đối với người lao động

04:08, 13/08/2014

Bà Nguyễn Thị Minh Bạch, cư ngụ đường Mậu Thân (Phường 3- TP Vĩnh Long) trình bày: Tôi hiện là nhân viên khối văn phòng của một công ty CP vốn nhà nước trên 51%) từ doanh nghiệp nhà nước chuyển sang. Có giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, thâm niên công tác từ tháng 4/1980 đến nay (2014). Trong đó:

Bà Nguyễn Thị Minh Bạch, cư ngụ đường Mậu Thân (Phường 3- TP Vĩnh Long) trình bày: Tôi hiện là nhân viên khối văn phòng của một công ty CP vốn nhà nước trên 51%) từ doanh nghiệp nhà nước chuyển sang. Có giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, thâm niên công tác từ tháng 4/1980 đến nay (2014). Trong đó:

Từ tháng 4/1980 đến tháng 8/2004, công ty thuộc doanh nghiệp nhà nước. Đến tháng 4/2004, công ty trên chuyển sang công ty CP và hoạt động cho đến nay (tháng 7/2014).

Xin hỏi, tôi có được hưởng quyền lợi không và được hưởng như thế nào nếu công ty CP hiện tôi đang làm việc xảy ra các trường hợp sau đây:

- Tôi đơn phương (thỏa thuận) chấm dứt HĐLĐ đúng theo quy định?

- Công ty sẽ thay đổi cơ cấu, công nghệ, sáp nhập, hợp nhất, chia tách hoặc phá sản, chấm dứt hoạt động (gọi ngắn gọn là giải thể).

- Công ty không giải thể mà tái cơ cấu, sắp xếp lại... và tôi không được bố trí việc làm mới (bị dôi dư) mất việc làm.

Sau khi nhận được thư bà, chúng tôi đã liên hệ với Phòng Việc làm- Tiền lương- Bảo hiểm xã hội thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long và được trả lời như sau:

Trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì căn cứ vào khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012 để giải quyết: Khi HĐLĐ chấp dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương”.

Vấn đề thứ hai là khi công ty thay đổi cơ cấu, công nghệ, sáp nhập, hợp nhất, chia tách hoặc phá sản chấm dứt hoạt động thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa thuận lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán (khoản 4 Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2012).

Trường hợp công ty không giải thể mà tái cơ cấu, sắp xếp lại nhưng người lao động không được bố trí việc làm mới thì người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương.

Các quy định trên áp dụng cho trường hợp bà nghỉ việc tại thời điểm hiện nay. Vì bà sinh năm 1960 nên nếu đến năm 2015, bà mới nghỉ việc thì khi đủ điều kiện về BHXH bà sẽ được hưởng chế độ hưu trí, nếu không đủ điều kiện về BHXH thì được hưởng chế độ trợ cấp một lần.

PHÒNG BẠN ĐỌC

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh