Quy định về trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc

05:06, 17/06/2014

Ông Trần Văn Chọt (ngụ đường 8 Tháng 3, Khóm 3, Phường 5- TP Vĩnh Long) hỏi: Từ tháng 4/1978- 8/2004, tôi làm việc tại một công ty thuộc doanh nghiệp nhà nước. Đến tháng 9/2004, công ty tôi chuyển sang công ty cổ phần và hoạt động đến tháng 3/2014 thì giải thể, tôi bị mất việc làm. Sau khi giải thể, công ty cổ phần chi trả trợ cấp thôi việc cho tôi như sau: Từ tháng 4/1978-

Ông Trần Văn Chọt (ngụ đường 8 Tháng 3, Khóm 3, Phường 5- TP Vĩnh Long) hỏi: Từ tháng 4/1978- 8/2004, tôi làm việc tại một công ty thuộc doanh nghiệp nhà nước. Đến tháng 9/2004, công ty tôi chuyển sang công ty cổ phần và hoạt động đến tháng 3/2014 thì giải thể, tôi bị mất việc làm. Sau khi giải thể, công ty cổ phần chi trả trợ cấp thôi việc cho tôi như sau: Từ tháng 4/1978- 8/2004, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng lương. Từ tháng 9/2004 đến tháng 12/2008 (vì tháng 1/2009 trở về sau có tham gia bảo hiểm thất nghiệp), mỗi năm làm việc được trợ cấp một tháng tiền lương. Tôi thắc mắc tại sao thời gian làm việc tại một công ty thuộc doanh nghiệp nhà nước từ tháng 4/1978- 8/2004, mỗi năm làm việc tôi chỉ được trợ cấp một nửa tháng tiền lương?

Sau khi nhận được thư ông, chúng tôi đã liên hệ với Phòng Việc làm- Tiền lương- BHXH- Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long trả lời như sau:

Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Thông tư số 33/2012/TT-BLĐTBXH ngày 20/12/2012 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách đối với lao động theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần thì hội đồng quản trị, đại diện người sử dụng lao động theo quy định của công ty cổ phần có trách nhiệm giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động từ doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang khi người lao động đó mất việc làm, thôi việc tại công ty cổ phần, kể cả khoản trợ cấp cho thời gian thực tế làm việc tại doanh nghiệp cổ phần hóa trước đó và thời gian người lao động làm việc tại công ty, đơn vị khác thuộc khu vực nhà nước nhưng chuyển đến công ty 100% vốn nhà nước trước ngày 1/1/1995 mà chưa nhận trợ cấp thôi việc, mất việc làm.

Về chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa:

Điều 4 Thông tư số 33/2012/TT-BLĐTBXH quy định, căn cứ phương án sử dụng lao động đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tổng giám đốc, giám đốc doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện giải quyết các chế độ, chính sách đối với người lao động như sau:

Chế độ trợ cấp thôi việc, người lao động quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 thông tư này (các trường hợp thôi việc hết hạn hợp đồng lao động; tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do khác theo quy định của pháp luật lao động) chấm dứt hợp đồng lao động được giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc (nếu có) theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động, Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ, Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 và Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

Về chế độ trợ cấp mất việc làm:

Người lao động quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 (lao động không bố trí được việc làm ở công ty cổ phần tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp) thông tư này không thuộc đối tượng của Nghị định số 91/2010/NĐ-CP thì giải quyết chế độ trợ cấp mất việc làm (nếu có) theo quy định của Bộ luật Lao động. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Chế độ trợ cấp thôi việc, chế độ đối với lao động dôi dư, chế độ trợ cấp mất việc làm quy định tại khoản 5, khoản 7 điều này, từ 1/5/2013 được tính theo quy định tại Bộ luật Lao động ngày 18/6/2012 và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

Căn cứ các quy định trên, theo từng giai đoạn, công ty sẽ ra quyết cho thôi việc hay mất việc làm và căn cứ quyết định đó công ty chi trả trợ cấp.

PHÒNG BẠN ĐỌC

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh