Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu

08:01, 31/01/2013

Gia đình kế bên nhà tôi vì để ngăn chặn một sự cố bất ngờ nên đã gây thiệt hại tài sản của tôi. Cơ quan chức năng xác định đây là trường hợp gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết. Tôi không biết việc kết luận này đúng hay không? Và trường hợp này giải quyết như thế nào?

Gia đình kế bên nhà tôi vì để ngăn chặn một sự cố bất ngờ nên đã gây thiệt hại tài sản của tôi. Cơ quan chức năng xác định đây là trường hợp gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết. Tôi không biết việc kết luận này đúng hay không? Và trường hợp này giải quyết như thế nào?

L.T.H. (TP Vĩnh Long)

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 262 Bộ luật Dân sự: Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.

Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu tài sản không được cản trở người khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra.

Như vậy, nếu chị thấy vụ việc của nhà bên cạnh xảy ra trong tình huống như điều luật trên quy định, thì kết luận của cơ quan chức năng là đúng.

Tuy nhiên, chị hãy yên tâm vì theo khoản 3 điều luật trên: Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Chủ sở hữu được bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 3 Ðiều 614 của bộ luật này.

Khoản 3 Điều 614: Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Luật sư TRẦN VĂN SỸ

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh