Ông Nguyễn Văn Sơn, ngụ xã Thành Lợi, Bình Tân hỏi: Gia đình tôi có 6 anh, chị em, lúc nhỏ sống chung trong gia đình với mẹ (cha tôi mất từ lâu). Nay, tất cả đều có gia đình riêng và có một chị định cư ở nước ngoài. Trong hộ khẩu gia đình hiện nay chỉ có mẹ và tôi. Mẹ tôi đã trên 80 tuổi, muốn lập di chúc cho tôi là người trực tiếp nuôi dưỡng mẹ và đã được sự đồng ý của các
Ông Nguyễn Văn Sơn, ngụ xã Thành Lợi, Bình Tân hỏi: Gia đình tôi có 6 anh, chị em, lúc nhỏ sống chung trong gia đình với mẹ (cha tôi mất từ lâu). Nay, tất cả đều có gia đình riêng và có một chị định cư ở nước ngoài. Trong hộ khẩu gia đình hiện nay chỉ có mẹ và tôi. Mẹ tôi đã trên 80 tuổi, muốn lập di chúc cho tôi là người trực tiếp nuôi dưỡng mẹ và đã được sự đồng ý của các chị em tôi. Vậy xin hỏi tôi sẽ tiến hành lập di chúc ở đâu? Các loại giấy tờ cần thiết là gì? Khi đi làm thủ tục, chỉ cần mẹ tôi ký tên hay là phải có đủ mặt anh chị em cùng đến? Nếu vậy thì người chị đang ở nước ngoài thì phải làm sao?
Thắc mắc của ông đã được Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long trả lời như sau:
Theo thông tin ông cung cấp, không biết cha ông mất từ năm nào. Nếu hiện nay gia đình chứng minh được tài sản riêng của mẹ ông thì bà được quyền định đoạt.
Theo quy định tại Điều 685 Bộ luật Dân sự, thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc UBND xã, phường, thị trấn. Như vậy, việc lập di chúc này có thể làm tại UBND xã Thành Lợi hoặc phòng công chứng nhà nước hay các văn phòng công chứng.
Việc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc UBND xã phải tuân theo thủ tục sau:
Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã ký vào bản di chúc.
Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
Ông có thuận lợi là đã được sự đồng thuận của các anh chị em ông, vì vậy ông có thể liên hệ với UBND xã Thành Lợi hoặc các phòng công chứng nhà nước hay các văn phòng công chứng và khỏi phải có sự đồng ý của các anh chị em.
PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin