Quyền định đoạt tài sản khi cha để lại

10:10, 05/10/2012

Bạn naidona@yahoo.com hỏi: Năm 2003, cha tôi mất, không để lại di chúc. Sau đó, các em đồng ý cho tôi đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cha tôi để lại. Nay sức khỏe yếu, tôi muốn làm di chúc để lại cho một trong những người em của tôi. Vậy khi làm di chúc để lại, tôi tự quyết định hay cần có sự đồng ý của các em của tôi?

Bạn naidona@yahoo.com hỏi: Năm 2003, cha tôi mất, không để lại di chúc. Sau đó, các em đồng ý cho tôi đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cha tôi để lại. Nay sức khỏe yếu, tôi muốn làm di chúc để lại cho một trong những người em của tôi. Vậy khi làm di chúc để lại, tôi tự quyết định hay cần có sự đồng ý của các em của tôi?

Sau khi nhận được thư bạn, chúng tôi đã liên hệ với Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long và được trả lời như sau:

Như thông tin mà bạn trình bày trong thư, nếu bạn đã đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà cha để lại thì bạn có quyền định đoạt phần tài sản ấy. Cụ thể là bạn có quyền lập di chúc giao tài sản cho người em của bạn mà không cần phải có ý kiến của những người em khác của bạn.

Tuy nhiên, để đủ cơ sở pháp lý thì ngoài việc đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn phải có văn bản về việc từ chối nhận di sản của các em của bạn, vì theo quy định, trước đây khi các em của bạn giao cho bạn đứng tên quyền sử dụng đất của cha bạn để lại thì phải có văn bản về việc từ chối nhận di sản của những người này (Điều 642 Bộ luật Dân sự).

Căn cứ các quy định trên, nếu bạn đã đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có văn bản của các người em của bạn về việc từ chối nhận di sản của cha bạn để lại thì bạn toàn quyền định đoạt số tài sản của cha bạn để lại.

PHÒNG BẠN ĐỌC

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh