Gia đình tôi có người thân tuy không liên quan đến vụ án hình sự nhưng người này đã bị kẻ phạm tội gây thiệt hại tài sản trị giá khá lớn. Người này đã bị tạm giữ tại cơ quan công an. Hiện nay, gia đình tôi rất lúng túng, nhất là không thể bỏ qua đối với việc tài sản bị thiệt hại nhưng không biết làm sao?
Gia đình tôi có người thân tuy không liên quan đến vụ án hình sự nhưng người này đã bị kẻ phạm tội gây thiệt hại tài sản trị giá khá lớn. Người này đã bị tạm giữ tại cơ quan công an. Hiện nay, gia đình tôi rất lúng túng, nhất là không thể bỏ qua đối với việc tài sản bị thiệt hại nhưng không biết làm sao?
Lê Văn Trung
(Trà Vinh)
Trả lời:
Theo như anh nói, thì người thân của anh có thể gửi đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại đến cơ quan đang thụ lý vụ án hình sự do kẻ phạm tội đó gây ra, để được xem xét giải quyết. Theo đó, người thân của anh được xem là nguyên đơn dân sự. Theo Điều 52 Bộ luật Tố tụng hình sự:
1. Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Được thông báo về kết quả điều tra;
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của bộ luật này;
d) Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;
đ) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
g) Kháng cáo bản án, quyết định của tòa án về phần bồi thường thiệt hại.
Xin lưu ý với anh, theo khoản 3 điều luật trên: Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án và trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin