Có thể yêu cầu tòa án thông báo tìm kiếm và áp dụng biện pháp quản lý tài sản người vắng mặt nơi cư trú

01:08, 22/08/2014

Chồng tôi có một cơ sở làm ăn tại một tỉnh ở miền Đông. Tôi vì phải lo cho các con đi học nên không theo chồng được. Mỗi tháng chồng tôi về thăm nhà vài lần. Gần 5 tháng qua, chồng tôi không về nhà và cả nhà ở miền Đông anh cũng không về. Tôi hỏi thăm bạn bè cũng không ai biết, gọi điện cũng không được. Trong khi đó, nhà cửa ở miền Đông thì giao cho một người quen của chồng

Chồng tôi có một cơ sở làm ăn tại một tỉnh ở miền Đông. Tôi vì phải lo cho các con đi học nên không theo chồng được. Mỗi tháng chồng tôi về thăm nhà vài lần. Gần 5 tháng qua, chồng tôi không về nhà và cả nhà ở miền Đông anh cũng không về. Tôi hỏi thăm bạn bè cũng không ai biết, gọi điện cũng không được. Trong khi đó, nhà cửa ở miền Đông thì giao cho một người quen của chồng tôi quản lý. Tôi sợ không tránh khỏi thất thoát nên đến trao đổi về việc này, thì người đó nói chồng tôi đã giao họ quản lý, họ không chịu giao lại cho tôi. Trường hợp này, tôi phải tính sao?

Lê Thị K. (Tiền Giang)

Trả lời: Trước mắt, chị nên nỗ lực tìm kiếm chồng chị xem có tin tức hay không. Nếu không, thì khi chồng chị vắng mặt đến thời điểm trên 6 tháng, chị có thể nhờ tòa án tiến hành thủ tục thông báo tìm người vắng mặt nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự.

Theo quy định của điều luật này: Khi một người biệt tích 6 tháng liền trở lên thì những người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và có thể yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt quy định tại Điều 75 của bộ luật này.

Khoản 1 Điều 75 nói trên quy định việc quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú như sau:

1. Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, tòa án giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho những người sau đây quản lý:

a) Đối với tài sản đã được người vắng mặt ủy quyền quản lý thì người được ủy quyền tiếp tục quản lý;

b) Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;

c) Tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.

Luật sư TRẦN VĂN SỸ

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh