Giám đốc thẩm là xét lại bản án có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị

03:07, 24/07/2014

Tôi là bị đơn trong một vụ tranh chấp tài sản với người thân trong gia đình. Vụ việc đã qua 2 cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm xét xử, tôi đều thua kiện, chỉ vì tôi quá trọng tình nghĩa. Nay, tôi không thể chấp nhận kết quả này vì tôi thật sự bị thiệt thòi, thậm chí mất cả đất ở. Nay, tôi muốn khiếu nại tiếp về TAND tối cao đề nghị xem xét lại. Xin cho biết trường hợp nào mới bị

Tôi là bị đơn trong một vụ tranh chấp tài sản với người thân trong gia đình. Vụ việc đã qua 2 cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm xét xử, tôi đều thua kiện, chỉ vì tôi quá trọng tình nghĩa. Nay, tôi không thể chấp nhận kết quả này vì tôi thật sự bị thiệt thòi, thậm chí mất cả đất ở. Nay, tôi muốn khiếu nại tiếp về TAND tối cao đề nghị xem xét lại. Xin cho biết trường hợp nào mới bị hủy án hoặc sửa đổi bản án?

N.T.T. (Tam Bình)

Trả lời: Vụ việc đã qua 2 cấp xét xử, được xem có hiệu lực pháp luật. Do vậy, Điều 282 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Sau khi kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, theo Điều 299 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự: Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại trong các trường hợp sau đây:

1. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ hoặc không theo đúng quy định tại Chương VII của bộ luật này;

2. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật;

3. Thành phần của hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng quy định của bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.

Luật sư TRẦN VĂN SỸ

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh