Nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án có hiệu lực, đương sự có quyền đề nghị xem xét

04:05, 22/05/2014

Tôi là bị đơn trong một vụ án dân sự đã được tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm và tòa án cấp tỉnh xét xử phúc thẩm, nhưng tôi không đồng ý vì tôi thấy mình bị thiệt thòi và sự thật không đúng như quyết định của tòa án đã tuyên. Tôi muốn gửi đơn đến Tòa án nhân dân Tối cao xem xét lại. Trường hợp này được pháp luật quy định như thế nào?

Tôi là bị đơn trong một vụ án dân sự đã được tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm và tòa án cấp tỉnh xét xử phúc thẩm, nhưng tôi không đồng ý vì tôi thấy mình bị thiệt thòi và sự thật không đúng như quyết định của tòa án đã tuyên. Tôi muốn gửi đơn đến Tòa án nhân dân Tối cao xem xét lại. Trường hợp này được pháp luật quy định như thế nào?

N.V.T. (Long An)

Trả lời: Vụ việc của anh đã được tòa án huyện xét xử sơ thẩm và tòa án tỉnh xử phúc thẩm, tức là án đã có hiệu lực pháp luật. Do vậy, anh có thể gửi đơn yêu cầu xem xét lại bản án khi thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 284 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự như sau: Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Theo khoản 1 Điều 285 Bộ luật Tố tụng dân sự: Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao.

Luật sư TRẦN VĂN SỸ

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh