Gia đình tôi thuộc hình thức “tứ đại đồng đường”. Cả nhà cùng lao động trên mảnh ruộng, vườn của ông bà để lại. Tiền thu được do cô tôi (không lập gia đình) cất giữ, chi tiêu trong nhà. Gần đây, tôi có chuyện làm ăn cần vốn nhưng có người đồng ý, người không đồng ý, khi tôi dự định đem tài sản thế chấp, có người nói là phải có chữ ký của tất cả thành viên trong gia đình.
Gia đình tôi thuộc hình thức “tứ đại đồng đường”. Cả nhà cùng lao động trên mảnh ruộng, vườn của ông bà để lại. Tiền thu được do cô tôi (không lập gia đình) cất giữ, chi tiêu trong nhà. Gần đây, tôi có chuyện làm ăn cần vốn nhưng có người đồng ý, người không đồng ý, khi tôi dự định đem tài sản thế chấp, có người nói là phải có chữ ký của tất cả thành viên trong gia đình. Điều này có đúng không?
L.V.B. (Long Hồ)
Trả lời: Theo Điều 108 Bộ luật Dân sự: Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ.
Nếu tài sản anh định thế chấp là tài sản của chung hộ gia đình (theo quy định trên), anh phải thực hiện theo Điều 109 Bộ luật Dân sự (về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình), như sau:
1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin