Trước đây, vì tôi thường đi làm ăn xa nhà nên trong mọi giao dịch chúng tôi thường để vợ tôi đứng tên. Trong đó, có cả tiền gửi ngân hàng. Vừa qua, trong lúc lâm trọng bệnh, vợ tôi viết giấy ủy quyền cho tôi rút lãi, kể cả tiền vốn. Nay, vợ tôi vừa qua đời, con riêng của vợ tôi ngăn cản, không cho tôi rút tiền ở ngân hàng. Vợ chồng tôi sống với nhau gần 30 năm và có với nhau
Trước đây, vì tôi thường đi làm ăn xa nhà nên trong mọi giao dịch chúng tôi thường để vợ tôi đứng tên. Trong đó, có cả tiền gửi ngân hàng. Vừa qua, trong lúc lâm trọng bệnh, vợ tôi viết giấy ủy quyền cho tôi rút lãi, kể cả tiền vốn. Nay, vợ tôi vừa qua đời, con riêng của vợ tôi ngăn cản, không cho tôi rút tiền ở ngân hàng. Vợ chồng tôi sống với nhau gần 30 năm và có với nhau 3 con chung. Số tiền này là do chúng tôi cùng làm ra. Nay, tuổi tôi đã cao, sức yếu không thể làm ăn như trước đây, tôi có thể xin rút khoản tiền đó ra không?
L.V. L. (Lâm Đồng)
Trả lời: Theo quy định tại khoản 4 Điều 589 Bộ luật Dân sự: Khi bên ủy quyền (là vợ ông) đã qua đời, việc ủy quyền sẽ chấm dứt. Do vậy, việc ủy quyền của vợ ông cho ông lãnh vốn, lãi ở ngân hàng sẽ không được tiếp tục thực hiện.
Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
Do đó, số tiền gửi tiết kiệm cũng như tài sản khác, nếu do ông và bà cùng tạo ra trong gần 30 năm chung sống, đó là tài sản chung của vợ chồng. Như vậy, ông có thể yêu cầu tòa án phân định phần tài sản của ông trong khối tài sản chung trước khi tiến hành thủ tục chia thừa kế di sản của vợ ông.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Hôn nhân và Gia đình: Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế. Vậy, nếu bà không có di chúc thì ông có quyền họp mặt các con của ông, kể cả các con riêng của bà để thỏa thuận việc chia thừa kế số tiền gửi ngân hàng nói trên và các di sản thuộc tài sản riêng của vợ ông nếu có (sau khi trừ lại phần của ông trong số tài sản chung của vợ chồng). Khi không thỏa thuận được, ông có thể gửi đơn đến tòa án yêu cầu chia thừa kế. Nếu cha, mẹ ruột của bà không còn, ông và các con là những người cùng hàng thừa kế thứ nhất. Mỗi người sẽ được hưởng thừa kế phần di sản của bà bằng nhau. Sau khi có quyết định chia thừa kế, ngân hàng sẽ trao số tiền đã gửi cho những người thừa kế.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin