Người viết di chúc chung chỉ có thể sửa đổi di chúc phần tài sản của mình

01:02, 07/02/2014

Trước đây, ba mẹ tôi viết di chúc chung (cùng ký tên 2 người). 2 năm trước, ba tôi đã qua đời. Nhưng di chúc này chưa thực hiện được, vì mẹ tôi còn sống. Hiện tại, mẹ tôi ở chung với vợ chồng tôi (con trai thứ ba). Nay, mẹ tôi suy nghĩ lại, bà có nguyện vọng muốn sửa đổi phần phân chia tài sản cho các anh em tôi trong di chúc. Như vậy, có được không?

Trước đây, ba mẹ tôi viết di chúc chung (cùng ký tên 2 người). 2 năm trước, ba tôi đã qua đời. Nhưng di chúc này chưa thực hiện được, vì mẹ tôi còn sống. Hiện tại, mẹ tôi ở chung với vợ chồng tôi (con trai thứ ba). Nay, mẹ tôi suy nghĩ lại, bà có nguyện vọng muốn sửa đổi phần phân chia tài sản cho các anh em tôi trong di chúc. Như vậy, có được không?

L.V.X. (TX Bình Minh)

Trả lời: Ðiều 663 Bộ luật Dân sự quy định: Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung. Tuy nhiên, theo Ðiều 668 Bộ luật Dân sự, di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết. Trong trường hợp anh nêu, do mẹ anh là người lập di chúc chung với ba anh, mẹ anh vẫn còn sống nên di chúc chưa có hiệu lực để thực hiện được.

Hiện tại, mẹ anh có nguyện vọng sửa đổi lại di chúc là điều có thể thực hiện. Tuy nhiên, mẹ anh chỉ có thể sửa đổi di chúc đối với phần tài sản của bà trong số tài sản chung của vợ chồng. Bởi, theo quy định tại khoản 2 Điều 664 Bộ luật Dân sự: Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình. Phần tài sản còn lại là di sản của ba anh, di chúc là ý nguyện của ba anh để di sản lại cho người sống, không được sửa đổi.

Luật sư TRẦN VĂN SỸ

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh