Cháu tôi năm nay mới 10 tuổi, cha mẹ cháu đã qua đời có để lại căn nhà và một số tài sản. Để thuận tiện trong việc chăm sóc, nuôi dạy cháu, gia đình chúng tôi được tư vấn là nên cử người giám hộ cháu. Vậy, trong gia đình tôi, việc cử người giám hộ cho cháu nên chọn ai? Chú, bác, cô của cháu có được làm giám hộ cho cháu không?
Cháu tôi năm nay mới 10 tuổi, cha mẹ cháu đã qua đời có để lại căn nhà và một số tài sản. Để thuận tiện trong việc chăm sóc, nuôi dạy cháu, gia đình chúng tôi được tư vấn là nên cử người giám hộ cháu. Vậy, trong gia đình tôi, việc cử người giám hộ cho cháu nên chọn ai? Chú, bác, cô của cháu có được làm giám hộ cho cháu không?
N.T.K.L. (TP Vĩnh Long)
Trả lời: Trường hợp này, gia đình chị có thể chọn ra người giám hộ đương nhiên cho cháu. Theo Điều 61 Bộ luật Dân sự quy định: Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:
1. Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thỏa thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;
2. Trong trường hợp (cháu của chị) không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin