Cá nhân có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình

01:01, 15/01/2014

Trước đây, tôi là người thừa kế duy nhất căn nhà của ba, mẹ tôi để lại. Căn nhà hiện do tôi đứng tên quyền sở hữu. Vì sinh kế, tôi không ở căn nhà này nên có cho đứa cháu ở nhờ để trông coi nhà cửa (vì đây là căn nhà hương hỏa nên tôi muốn gìn giữ làm kỷ niệm). Nay, tôi muốn làm di chúc cho con gái tôi căn nhà này khi tôi qua đời. Có người nói rằng di chúc phải có chữ ký xác

Trước đây, tôi là người thừa kế duy nhất căn nhà của ba, mẹ tôi để lại. Căn nhà hiện do tôi đứng tên quyền sở hữu. Vì sinh kế, tôi không ở căn nhà này nên có cho đứa cháu ở nhờ để trông coi nhà cửa (vì đây là căn nhà hương hỏa nên tôi muốn gìn giữ làm kỷ niệm). Nay, tôi muốn làm di chúc cho con gái tôi căn nhà này khi tôi qua đời. Có người nói rằng di chúc phải có chữ ký xác nhận của đứa cháu đang ở nhờ tại căn nhà của tôi, tôi mới được lập di chúc. Điều này, có đúng không?

Nguyễn Thị Vân (TP Vĩnh Long)

Trả lời: Điều 631 Bộ luật Dân sự quy định: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 91 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở, trong các giao dịch về mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì nhà ở phải có các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật;

b) Không có tranh chấp về quyền sở hữu;

c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, việc bà muốn lập di chúc định đoạt đối với căn nhà do bà đứng tên quyền sở hữu, đó là quyền quyết định của bà và phải đảm bảo các điều kiện trên. Còn đứa cháu đang ở tại căn nhà là do bà cho ở để trông coi nhà cửa, không có liên quan đến quyền sở hữu căn nhà, do đó không cần phải có sự xác nhận của người đó.

Xin lưu ý với bà di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 652 Bộ luật Dân sự, đó là:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

Luật sư TRẦN VĂN SỸ

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh