Em tôi sắp bị phạt vi phạm hành chính (VPHC). Tôi thấy hành vi của em tôi không đáng gì mà sao vẫn bị xử phạt? Vậy, như thế nào mới gọi là VPHC? Và khi vi phạm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Em tôi sắp bị phạt vi phạm hành chính (VPHC). Tôi thấy hành vi của em tôi không đáng gì mà sao vẫn bị xử phạt? Vậy, như thế nào mới gọi là VPHC? Và khi vi phạm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Lê Thị D. (TP Vĩnh Long)
Trả lời: Theo khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý VPHC: VPHC là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC.
Có lẽ hành vi của em chị chưa đến mức là tội phạm nhưng đã vi phạm vào các quy định về trật tự an toàn xã hội, khi vi phạm phải xử phạt VPHC theo quy định trên nên cơ quan chức năng mới tiến hành thủ tục xử phạt.
Theo Điều 21 Luật Xử lý VPHC, các hình thức xử phạt gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật VPHC, phương tiện được sử dụng để VPHC (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện VPHC);
đ) Trục xuất.
Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b nói trên được áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ có thể là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
Đối với mỗi VPHC, cá nhân, tổ chức VPHC chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin