Trong trường hợp một người phát hiện người khác có hành vi vi phạm pháp luật, rất muốn tố giác để vụ việc được giải quyết. Vậy, nếu sau khi tố giác, vụ việc sẽ được giải quyết trong thời gian bao lâu? Người tố giác có được bảo vệ không?
Trong trường hợp một người phát hiện người khác có hành vi vi phạm pháp luật, rất muốn tố giác để vụ việc được giải quyết. Vậy, nếu sau khi tố giác, vụ việc sẽ được giải quyết trong thời gian bao lâu? Người tố giác có được bảo vệ không?
N.T.T.N. (Long Hồ)
Trả lời: Điều 101 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: Công dân có thể tố giác tội phạm với cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho cơ quan điều tra bằng văn bản.
Theo khoản 2 và 3 Điều 103 Bộ Bộ luật Tố tụng hình sự: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá 2 tháng.
Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết.
Khi muốn thực hiện việc tố giác tội phạm, chị hãy yên tâm, bởi trong điều luật trên còn có quy định: Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin