Vợ chồng tôi sống với nhau có 2 đứa con. Gần đây, vì muốn chung sống với người phụ nữ khác nên anh ấy yêu cầu tôi ly hôn. Dù không muốn, tôi cũng không làm sao níu kéo chồng được nữa nên đành để cả hai chia tay trong êm đẹp. Và tôi yêu cầu anh phải để 2 con sống với tôi, chồng tôi cũng đồng ý. Điều tôi lo nhất là 2 đứa con tôi còn nhỏ, phải nuôi chúng ăn, học. Trong khi đó,
Vợ chồng tôi sống với nhau có 2 đứa con. Gần đây, vì muốn chung sống với người phụ nữ khác nên anh ấy yêu cầu tôi ly hôn. Dù không muốn, tôi cũng không làm sao níu kéo chồng được nữa nên đành để cả hai chia tay trong êm đẹp. Và tôi yêu cầu anh phải để 2 con sống với tôi, chồng tôi cũng đồng ý. Điều tôi lo nhất là 2 đứa con tôi còn nhỏ, phải nuôi chúng ăn, học. Trong khi đó, vì sợ người phụ nữ kia, chồng tôi nói là tôi có khả năng nuôi con nên thông cảm, vì anh không thể cấp dưỡng nuôi con chu đáo. Trong khi đó, tôi nghĩ rất cần sự cấp dưỡng nuôi con của anh. Vậy, tiền cấp dưỡng được tính như thế nào cho phù hợp?
N.T.B.T. (TP Vĩnh Long)
Trả lời: Căn cứ vào khoản 1 Điều 92 Luật Hôn nhân và Gia đình và Nghị quyết số 02/2000/HĐTP Tòa án Nhân dân tối cao, việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn được quy định như sau:
Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên, tòa án sẽ quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.
Về phương thức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận, định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tòa án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin