Con trai tôi chẳng may gặp chuyện và phải trở thành người làm chứng trong một vụ án hình sự. Nay, vụ án sắp được đưa ra xét xử, nơi xét xử lại ở ngoài tỉnh. Con tôi không muốn ra mặt vừa mất thời gian làm ăn, vừa sợ bị thù hằn nên có ý định không đến tham dự phiên tòa theo triệu tập của tòa án. Nhưng chúng tôi nghe nói nếu con tôi không đến sẽ bị dẫn giải. Điều này đúng
Con trai tôi chẳng may gặp chuyện và phải trở thành người làm chứng trong một vụ án hình sự. Nay, vụ án sắp được đưa ra xét xử, nơi xét xử lại ở ngoài tỉnh. Con tôi không muốn ra mặt vừa mất thời gian làm ăn, vừa sợ bị thù hằn nên có ý định không đến tham dự phiên tòa theo triệu tập của tòa án. Nhưng chúng tôi nghe nói nếu con tôi không đến sẽ bị dẫn giải. Điều này đúng không? Khi bị dẫn giải có bị còng, trói hoặc có những biểu hiện giống như người phạm tội không? Chúng tôi đang lưỡng lự và lo lắng quá!
L.V.D. (TP Vĩnh Long)
Trả lời: Nếu không có lý do chính đáng khác hơn 2 lý do ông vừa nêu trên, thì con ông nên tham dự phiên tòa theo triệu tập của tòa án. Vì theo quy định tại khoản 4 Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự, người làm chứng có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
b) Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án.
Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật Hình sự; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật Hình sự.
Còn về việc dẫn giải người làm chứng, khoản 1 Điều 10 Quyết định số 810/2006/QĐ-BCA-C11 ngày 4/7/2006 (ban hành quy trình bảo vệ phiên tòa, áp giải bị cáo, dẫn giải người làm chứng ra tòa và quy trình thi hành án tử hình), quy định việc dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa không được khóa tay, xích chân người làm chứng.
Khi đến nơi xét xử, đưa người làm chứng vào khu vực riêng và chỉ đưa người làm chứng ra trước tòa khi có yêu cầu của Hội đồng xét xử.
Và khoản 3 điều luật trên còn quy định: Trường hợp người làm chứng ở xa nơi xét xử, thời gian dẫn giải phải qua đêm thì trước khi dẫn giải, đơn vị cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp phải trao đổi thống nhất với tòa án về việc bố trí phương tiện dẫn giải, nơi ăn, nghỉ cho người làm chứng.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin