Tôi có người thân là nạn nhân trong vụ án hình sự. Vụ án đã được khởi tố và có quyết định truy tố. Nhưng ngay sau đó, Viện Kiểm sát (VKS) đã rút quyết định truy tố. Do đó, tòa án cũng không đưa ra xét xử. Vậy, trường hợp nào VKS có quyền rút quyết định truy tố?
Tôi có người thân là nạn nhân trong vụ án hình sự. Vụ án đã được khởi tố và có quyết định truy tố. Nhưng ngay sau đó, Viện Kiểm sát (VKS) đã rút quyết định truy tố. Do đó, tòa án cũng không đưa ra xét xử. Vậy, trường hợp nào VKS có quyền rút quyết định truy tố?
L.V.X. (TP Vĩnh Long)
Trả lời: Theo Điều 181 Bộ luật Tố tụng hình sự: Nếu xét thấy có một trong những căn cứ quy định tại Điều 107 của bộ luật này hoặc có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo theo quy định tại Điều 19 (Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội), Điều 25 (Được miễn trách nhiệm hình sự) và khoản 2 Điều 69 (Miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội) của Bộ luật Hình sự, thì VKS rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị tòa án đình chỉ vụ án.
Điều 107 nói trên quy định: Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
Nếu vụ án có những căn cứ theo quy định trên, việc VKS rút quyết định truy tố và tòa án đình chỉ vụ án không đưa ra xét xử là đúng.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin