Mẹ tôi qua đời cách đây 20 năm. Ba tôi qua đời cách đây không đầy một năm và không để lại di chúc. Để một số anh em có điều kiện làm ăn, chúng tôi đã chia thừa kế. Việc chia thừa kế di sản của ba tôi vừa xong thì có một người là con riêng của ba ở rất xa đến yêu cầu được chia thừa kế. Trường hợp này, chúng tôi phải tính như thế nào?
Mẹ tôi qua đời cách đây 20 năm. Ba tôi qua đời cách đây không đầy một năm và không để lại di chúc. Để một số anh em có điều kiện làm ăn, chúng tôi đã chia thừa kế. Việc chia thừa kế di sản của ba tôi vừa xong thì có một người là con riêng của ba ở rất xa đến yêu cầu được chia thừa kế. Trường hợp này, chúng tôi phải tính như thế nào?
L.V.B. (TP Vĩnh Long)
Trả lời: Con riêng của ba anh cũng là người cùng hàng hưởng thừa kế (thứ nhất) như các anh, em của anh.
Trường hợp này, anh em của anh có thể căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 687 Bộ luật Dân sự về việc phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới, như sau: Trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin