Cháu tôi mất cha sớm, vì hoàn cảnh mẹ bỏ đi làm ăn xa và có gia đình khác. Để cháu có điều kiện được chăm sóc tốt hơn, tôi đứng ra nhận nhiệm vụ làm người giám hộ cho cháu. Khi qua đời, cha cháu có để lại một số tài sản và gia đình tôi thống nhất để sau này cho cháu. Thời gian qua, tôi vẫn bảo quản tốt tài sản này, định khi cháu lớn lên sẽ trao trả lại cho cháu. Nhưng gần
Cháu tôi mất cha sớm, vì hoàn cảnh mẹ bỏ đi làm ăn xa và có gia đình khác. Để cháu có điều kiện được chăm sóc tốt hơn, tôi đứng ra nhận nhiệm vụ làm người giám hộ cho cháu. Khi qua đời, cha cháu có để lại một số tài sản và gia đình tôi thống nhất để sau này cho cháu. Thời gian qua, tôi vẫn bảo quản tốt tài sản này, định khi cháu lớn lên sẽ trao trả lại cho cháu. Nhưng gần đây, mẹ cháu cứ về dụ dỗ cháu đòi lại số tài sản này, với lý do rằng cháu đã 16 tuổi, có thể tự quản lý tài sản của mình. Với tuổi này của cháu, tôi có còn trách nhiệm quản lý tài sản cho cháu không?
Nguyễn Văn Tâm (Cái Bè- Tiền Giang)
Trả lời: Tuy cháu anh đã 16 tuổi nhưng với tuổi này cháu anh vẫn chưa đủ tuổi trưởng thành. Do đó, pháp luật vẫn còn quy định việc quản lý tài sản của người được giám hộ là một trong những nghĩa vụ của người giám hộ. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ18 tuổi được quy định tại Điều 66 Bộ luật Dân sự, như sau:
1. Ðại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;
2. Quản lý tài sản của người được giám hộ;
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Vậy, anh hãy nói cho cháu anh biết về quy định nêu trên, cho cháu thông hiểu.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin