Một người phạm tội hình sự, khi bị bắt có tang vật là một số tiền khá lớn. Tuy nhiên trong đó, có phần nhiều là tiền kinh doanh của gia đình mà người vi phạm vừa được giao nhiệm vụ đi nhận từ các bạn hàng đem về. Trên đường đi, người đó lại có hành vi vi phạm pháp luật ngoài dự kiến của gia đình. Xin cho biết trường hợp này, tiền của gia đình có bị tịch thu không?
Một người phạm tội hình sự, khi bị bắt có tang vật là một số tiền khá lớn. Tuy nhiên trong đó, có phần nhiều là tiền kinh doanh của gia đình mà người vi phạm vừa được giao nhiệm vụ đi nhận từ các bạn hàng đem về. Trên đường đi, người đó lại có hành vi vi phạm pháp luật ngoài dự kiến của gia đình. Xin cho biết trường hợp này, tiền của gia đình có bị tịch thu không?
L.V.C. (TP Vĩnh Long)
Trả lời: Điều 41 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định việc tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm như sau:
1. Việc tịch thu, sung công quỹ Nhà nước được áp dụng đối với:
a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có;
c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
3. Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung công quỹ Nhà nước.
Theo như anh trình bày, người phạm tội nói trên đã sử dụng tiền của gia đình anh trái phép. Vậy gia đình anh cần gửi đơn đến cơ quan chức năng đang thụ lý vụ việc để được xem xét trường hợp nói trên có thuộc khoản 2 của điều luật trên hay không. Nếu có, số tiền của gia đình anh bị người phạm tội sử dụng trái phép sẽ không bị tịch thu theo quy định.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin