Tôi vừa ra làm ăn và đã thực hiện một số giao dịch với đối tác, trong đó có giao dịch miệng, có giao dịch bằng ký kết hợp đồng. Nhưng, gần đây lại gặp một rắc rối là có một trường hợp giao dịch bị phía đối tác cho rằng không hiệu lực, yêu cầu tôi hoàn trả lại tiền và vật đã giao- nhận. Xin cho biết để giao dịch có hiệu lực, phải có những điều kiện gì?
Tôi vừa ra làm ăn và đã thực hiện một số giao dịch với đối tác, trong đó có giao dịch miệng, có giao dịch bằng ký kết hợp đồng. Nhưng, gần đây lại gặp một rắc rối là có một trường hợp giao dịch bị phía đối tác cho rằng không hiệu lực, yêu cầu tôi hoàn trả lại tiền và vật đã giao- nhận. Xin cho biết để giao dịch có hiệu lực, phải có những điều kiện gì?
L.T.B.T. (Long Hồ)
Trả lời: Theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Dân sự: Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của bộ luật này thì vô hiệu. Theo Điều 122, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định như sau:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Khoản 2 điều luật trên quy định: Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
Hình thức giao dịch dân sự được quy định tại Điều 124 Bộ luật Dân sự như sau:
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin