Do em trai tôi mất sớm, em dâu tôi tái giá nên tôi đưa đứa cháu trai mới 5 tuổi về nuôi dưỡng và làm giám hộ cho cháu. Để tôi giảm bớt khó khăn, em gái tôi, tức cô của cháu có gửi cho cháu một khoản tiền để chăm sóc cháu và sau này cho cháu học đại học hoặc học nghề. Nay, cháu đã 16 tuổi, tôi có còn tiếp tục quản lý số tiền của cháu không? Khi cháu có nhu cầu học tập, tôi có
Do em trai tôi mất sớm, em dâu tôi tái giá nên tôi đưa đứa cháu trai mới 5 tuổi về nuôi dưỡng và làm giám hộ cho cháu. Để tôi giảm bớt khó khăn, em gái tôi, tức cô của cháu có gửi cho cháu một khoản tiền để chăm sóc cháu và sau này cho cháu học đại học hoặc học nghề. Nay, cháu đã 16 tuổi, tôi có còn tiếp tục quản lý số tiền của cháu không? Khi cháu có nhu cầu học tập, tôi có được lấy trong số tiền đó của cháu không?
N.T.N. (Bình Minh)
Trả lời: Trường hợp anh hỏi được quy định tại Điều 66 Bộ luật Dân sự. Theo điều luật này, người giám hộ của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có các nghĩa vụ sau đây:
1. Ðại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;
2. Quản lý tài sản của người được giám hộ;
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Như vậy, hiện nay cháu của anh (người được giám hộ) tuy đã 16 tuổi nhưng cháu vẫn còn trong diện tuổi người giám hộ quản lý tài sản.
Trong thời gian quản lý tài sản của người được giám hộ, người giám hộ có các quyền theo quy định tại Ðiều 68 Bộ luật Dân sự:
1. Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ;
2. Ðược thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
3. Ðại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin