Người làm chứng cố tình vắng mặt gây trở ngại việc xét xử, có thể bị HĐXX dẫn giải

02:08, 28/08/2012

Tôi là người bị hại trong một vụ án hình sự. Vụ án sắp được đưa ra xét xử nhưng tôi lại nghe người làm chứng vì e ngại phải đối mặt với thủ phạm nên định tránh mặt không đến tham dự phiên tòa. Người làm chứng này có được phép vắng mặt không? Nếu họ vắng thì phiên tòa có được tiến hành không?

Tôi là người bị hại trong một vụ án hình sự. Vụ án sắp được đưa ra xét xử nhưng tôi lại nghe người làm chứng vì e ngại phải đối mặt với thủ phạm nên định tránh mặt không đến tham dự phiên tòa. Người làm chứng này có được phép vắng mặt không? Nếu họ vắng thì phiên tòa có được tiến hành không?

L.T.D.H. (TP Cần Thơ)

Trả lời:  Trường hợp chị hỏi sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự (về sự có mặt của người làm chứng) như sau:

Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử (HĐXX) quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.

Trong trường hợp người làm chứng được tòa án triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì HĐXX có thể ra quyết định dẫn giải. Thủ tục dẫn giải người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 134 của bộ luật này.

Khoản 1 Điều 134 nói trên quy định:

Trong trường hợp người làm chứng đã được cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc họ vắng mặt gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố thì cơ quan đã triệu tập người làm chứng có thể ra quyết định dẫn giải.

Luật sư TRẦN VĂN SỸ

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh