Gia đình chúng tôi có nhiều thế hệ sống chung. Tài sản trong nhà tuy có công sức đóng góp thêm của nhiều thành viên nhưng hiện nay vẫn được xem là tài sản chung. Nay, có một số anh chị trong gia đình bàn bạc lấy tài sản chung đem thế chấp để kinh doanh và cử một người ra đại diện. Tôi rất lo lắng vì không biết công việc kinh doanh sẽ như thế nào nhưng tôi không bàn cải được.
Gia đình chúng tôi có nhiều thế hệ sống chung. Tài sản trong nhà tuy có công sức đóng góp thêm của nhiều thành viên nhưng hiện nay vẫn được xem là tài sản chung. Nay, có một số anh chị trong gia đình bàn bạc lấy tài sản chung đem thế chấp để kinh doanh và cử một người ra đại diện. Tôi rất lo lắng vì không biết công việc kinh doanh sẽ như thế nào nhưng tôi không bàn cải được. Vậy, khi làm ăn, người đại diện chịu trách nhiệm cá nhân hay dùng tài sản chung của gia đình để thực hiện trách nhiệm về sau?
N.T.B. (TP Vĩnh Long)
Trả lời: Nếu việc làm ăn đó nhân danh hộ gia đình, người được cử ra đại diện giao dịch mang danh nghĩa là đại diện gia đình thì trong quá trình làm ăn, hộ gia đình phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ. Điều này được quy định tại Điều 110 Bộ luật Dân sự về trách nhiệm dân sự của hộ gia đình, như sau:
1. Hộ gia đình phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình.
2. Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình.
Do vậy, nếu còn đắn đo, chị có thể bàn bạc kỹ với gia đình, vì Điều 109 bộ luật nói trên còn có quy định việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình, như sau:
1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin