Chị tôi vi phạm pháp luật. Hiện tại, ngoài đứa con nhỏ mới 30 tháng, chị còn mang thai 3 tháng. Với hai lý do này, chị tôi có bị bắt tạm giam không? Khi tòa đưa ra xét xử, chị tôi có buộc phải ở tù ngay không hay được tạm cho tại ngoại? Thời gian tại ngoại là bao lâu?
Chị tôi vi phạm pháp luật. Hiện tại, ngoài đứa con nhỏ mới 30 tháng, chị còn mang thai 3 tháng. Với hai lý do này, chị tôi có bị bắt tạm giam không? Khi tòa đưa ra xét xử, chị tôi có buộc phải ở tù ngay không hay được tạm cho tại ngoại? Thời gian tại ngoại là bao lâu?
Lê Nguyễn (Tiền Giang)
Trả lời: Khoản 2 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 30 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Song song đó, khoản 1 Điều 61 Bộ luật Hình sự về hoãn chấp hành hình phạt tù quy định: Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.
Như vậy, nếu chị của anh không vi phạm các trường hợp theo quy định trên, khi vụ án đã khởi tố hoặc khi chị của anh bị kết án trong lúc chị ấy vẫn đang mang thai hoặc con dưới 36 tháng chị sẽ được tại ngoại bằng cách áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi các điều kiện nói trên không còn.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin