Vợ tôi là bị cáo trong một vụ án hình sự đã được xét xử qua 2 cấp: sơ và phúc thẩm. Cả hai cấp cùng một mức án. Tôi thấy, mức án này quá cao muốn tiếp tục khiếu nại lên Tòa án Nhân dân Tối cao để xem xét lại bản án và có thể xin giảm án được hay không. Nhưng, có người khuyên tôi nếu cảm thấy có cơ sở được xem xét giảm hãy gởi đơn cho đỡ tốn kém chi phí và thời gian. Tôi đắn
Vợ tôi là bị cáo trong một vụ án hình sự đã được xét xử qua 2 cấp: sơ và phúc thẩm. Cả hai cấp cùng một mức án. Tôi thấy, mức án này quá cao muốn tiếp tục khiếu nại lên Tòa án Nhân dân Tối cao để xem xét lại bản án và có thể xin giảm án được hay không. Nhưng, có người khuyên tôi nếu cảm thấy có cơ sở được xem xét giảm hãy gởi đơn cho đỡ tốn kém chi phí và thời gian. Tôi đắn đo vô cùng. Vậy, bị cáo phải có những cơ sở nào mới được tiếp tục xem xét lại bản án?
T .V .T (Bình Minh)
Trả lời: Điều 272 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định tính chất của giám đốc thẩm như trường hợp anh hỏi, như sau: Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án.
Theo như anh nói, chỉ vì muốn được xem xét để giảm án thì điều này sẽ không thuộc trường hợp theo quy định trên. Tuy nhiên, để có thể cân nhắc và quyết định nên tiếp tục khiếu nại hay không, anh căn cứ vào quy định tại Điều 273 Bộ luật Tố tụng hình sự về các căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Điều luật này quy định bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, khi có một trong những căn cứ sau đây:
Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ;
Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử;
Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin