Những ngày gần đây, ra chợ, đi dọc theo những tuyến đường, tôi thấy có nhiều người bày hàng mua bán hơn. Nào là quần áo, giày dép, cây con, đồ gia dụng,… Càng gần về Tết có thể việc mua bán này sẽ diễn ra càng nhiều hơn.
Mua bán trên vỉa hè, lòng đường. |
Những ngày gần đây, ra chợ, đi dọc theo những tuyến đường, tôi thấy có nhiều người bày hàng mua bán hơn. Nào là quần áo, giày dép, cây con, đồ gia dụng,… Càng gần về Tết có thể việc mua bán này sẽ diễn ra càng nhiều hơn.
Nếu như những hàng, quán cố định đã được sắp xếp nơi, chỗ thì những người “nay bán chợ này, mai đến chợ khác”, những xe hàng lưu động, đa phần là thấy chợ có chỗ nào trống hoặc “tận dụng” vỉa hè để bày hàng ra bán.
Ngoài chợ, nhiều người rao bán ngay đầu chợ, dọc hai bên đường vào chợ. Trong chợ, người chen chỗ này, người ngồi đại chỗ kia: Giao thông rối ren, bộ mặt chợ nhếch nhác. Trên đường, vỉa hè một số chỗ được trải bạt bán hoa giả, đồ chơi, tranh trang trí, quần jean, áo thun “giá cực sốc”,…: Ảnh hưởng đến ATGT khi người mua đậu xe ngay dưới lòng lề đường.
Thiết nghĩ, mua bán mưu sinh là nhu cầu chính đáng. Và, các cơ quan chức năng luôn tạo điều kiện để người dân làm ăn sinh sống. Tuy nhiên, việc bày bán hàng hóa không theo quy hoạch, không đúng nơi quy định vừa không đảm bảo quyền lợi của người bán, người mua, vừa ảnh hưởng giao thông, vừa mất mỹ quan đô thị.
Do đó, người bán cần phải bán đúng nơi quy định. Người mua cũng cần mua sao cho “an toàn” vừa không cản trở giao thông, vừa tránh mua phải hàng kém chất lượng của những gian thương lợi dụng nhu cầu mua sắm tăng cao trong dịp Tết “đổ bán một lần sẽ không quay lại nữa”.
Bài, ảnh: NHƯ Ý