Như chúng ta đều biết chuyện thi cử, xét tuyển ĐH thì có đậu có rớt cũng là chuyện thường tình. Và với các thí sinh đỗ đạt để bước vào đời thông qua "cánh cửa" ĐH thì các em đều lâng lâng niềm vui sướng, bởi chỉ sau đây mấy năm nữa thôi, khi học tập xong, ra trường các em sẽ thực hiện ước mơ nghề nghiệp của mình.
Như chúng ta đều biết chuyện thi cử, xét tuyển ĐH thì có đậu có rớt cũng là chuyện thường tình. Và với các thí sinh đỗ đạt để bước vào đời thông qua “cánh cửa” ĐH thì các em đều lâng lâng niềm vui sướng, bởi chỉ sau đây mấy năm nữa thôi, khi học tập xong, ra trường các em sẽ thực hiện ước mơ nghề nghiệp của mình. Nhưng trái lại, đối với các bạn thí sinh không thể đậu ĐH thì không tránh khỏi tâm trạng thất vọng, buồn chán,…
Vào những lúc như thế này, đối với các em không đậu ĐH thì cha mẹ phải là những… “người bạn” luôn gần gũi, an ủi con để các em vơi đi nỗi buồn, sự thất vọng. Ngoài ra, cha mẹ phải cùng bàn bạc để định hướng nghề nghiệp cho con trong tương lai. Nếu các em vẫn có ý muốn vào đời bằng con đường học hành và sẽ thi lại ở kỳ thi tuyển sinh năm tiếp theo, thì cha mẹ cũng cần chiều theo ý con, đồng thời động viên con cố gắng tĩnh tâm sau đó ôn luyện bài vở, củng cố kiến thức thật vững vàng. Còn đối với các em có sức học bình thường, không đủ sức vào ĐH, thì cha mẹ cũng nên định hướng cho con cân nhắc việc học nghề. Vấn đề con quyết định sẽ thi lại để học ĐH, hay là sẽ đi học nghề,… cha mẹ chỉ nên là những người góp ý, định hướng, chứ không nên áp đặt con.
Vẫn biết là “có học có hơn”, nhưng vì một lý do nào đó mà bạn trẻ không thể đạt được ước mơ bằng con đường ĐH thì bạn trẻ cần hiểu rằng vẫn còn nhiều lựa chọn khác để vào đời. Và dù với bất kỳ công việc gì, để thành công thì đòi hỏi bản thân mỗi người luôn phải nỗ lực phấn đấu.
NGUYỄN THỊ HẢI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin