Hiện nay, nhu cầu cát san nền của các công trình xây dựng là rất lớn. Tuy nhiên, nguồn vật liệu xây dựng này ngày càng mắc mỏ do sản lượng càng ít đi. Làm cách nào để giảm bớt lượng cát sông san nền? Thiết nghĩ có 2 cách có thể giúp giảm đi lượng cát sông dùng san nền.
Hiện nay, nhu cầu cát san nền của các công trình xây dựng là rất lớn. Tuy nhiên, nguồn vật liệu xây dựng này ngày càng mắc mỏ do sản lượng càng ít đi. Làm cách nào để giảm bớt lượng cát sông san nền? Thiết nghĩ có 2 cách có thể giúp giảm đi lượng cát sông dùng san nền.
Thứ nhất, trong hoạt động xây dựng công trình (lập dự án đầu tư, thiết kế, thẩm định, thi công…) cần xem lại cao trình hay cốt nền của các công trình, tránh tình trạng thiết kế, thi công tất cả đỉnh hay cốt nền công trình bằng nhau, hoặc đỉnh hay cốt nền công trình làm sau cao hơn công trình làm trước.
Cụ thể của vấn đề này là các công trình nằm trong vùng đê bao khép kín thì không cần thiết kế, xây dựng có đỉnh, cốt nền bằng hoặc cao hơn đê bao bên ngoài. Do điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Long thường niên bị ngập do tác động của triều cường, lũ, biến đổi khí hậu, nên chính quyền và người dân ở khu vực nông thôn kể cả ở các đô thị đã quy hoạch thành những ô bao hay vùng thủy lợi khép kín để ứng phó.
Xung quanh ô bao có đầu tư xây dựng đê bao, đường giao thông, cống (áp dụng ở vùng nông thôn) hoặc xây kè, cống (áp dụng ở đô thị) ngăn lũ, triều cường, chống ngập triệt để. Do vậy, cốt nền hay đỉnh các công trình bên trong vùng ô bao không nhất thiết phải bằng hoặc cao hơn các đê bao, kè, đường giao thông chống ngập phía ngoài. Cách làm này sẽ giải quyết được tình trạng nâng cốt nền nhà, công trình “chạy theo” đường như hiện nay, vừa giảm được mặt bằng công trình chiếm, vừa tiêu tốn lượng vật liệu san nền (đất, cát, đá) ít hơn và cũng làm giảm chi phí xây dựng công trình.
Thứ hai, có thể dùng đất ruộng gò cao để san nền. Ở Vĩnh Long, trừ khai thác đất ruộng để lấy đất sét làm gạch, gốm thì việc lấy đất ruộng vùng gò cao trong mùa khô sau khi thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân đã có từ nhiều năm qua. Nông dân lấy đất để san lấp mương, vũng, tôn cao nền nhà, mặt vườn… rất tiện lợi.
Gần đây, một số nơi còn có doanh nghiệp mua đất ruộng của dân với diện tích lớn, chuyển chở bằng xe tải để cung cấp cho các công trình xây dựng hoặc bán đất mặt cho mục đích trồng trọt. Việc khai thác đất ruộng đến cao trình từ 0,6 - 0,8m làm vật liệu san nền giúp giảm độ cao mặt ruộng, giúp thuận lợi hơn trong sản xuất nông nghiệp (nhất là canh tác rau màu và trồng lúa) mà chi phí không cao hơn khi sử dụng cát sông. Tuy nhiên, sử dụng đất ruộng san nền phải tốn thời gian cô kết, chi phí đầm nén cao hơn so với sử dụng cát sông.
Do vậy, nhằm góp phần giảm áp lực sử dụng cát sông, khi xây dựng các công trình ở vùng xa sông lớn, vùng vận chuyển cát sông khó khăn, giá thành bơm cát sông cao nên tính đến khai thác đất ruộng gò cao để thay thế hoặc bổ trợ cho sử dụng cát sông.
Để có thể khai thác, sử dụng đất ruộng gò cao một cách hợp lý, bền vững cần phải tiến hành theo quy trình, quy định của pháp luật về quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản, nên thực hiện như quản lý tài nguyên cát sông. Tức là phải tiến hành khảo sát, quy hoạch, tiến đến lập các dự án và cấp phép thăm dò, khai thác đất ruộng, đồng thời đánh giá hiệu quả, tác động, thường xuyên giám sát, thanh, kiểm tra trong quá trình khai thác.
MỸ TRUNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin