Đã lâu lắm rồi tôi mới đi dự được một tiệc cưới ít "ồn ào" như vậy. Tiệc cưới ở nhà hàng. Sau một tiết mục ca múa được trình bày bởi đội văn nghệ của nhà hàng, MC nói vài câu giới thiệu, mời cha mẹ hai bên, cô dâu, chú rể lên sân khấu.
Đã lâu lắm rồi tôi mới đi dự được một tiệc cưới ít “ồn ào” như vậy. Tiệc cưới ở nhà hàng. Sau một tiết mục ca múa được trình bày bởi đội văn nghệ của nhà hàng, MC nói vài câu giới thiệu, mời cha mẹ hai bên, cô dâu, chú rể lên sân khấu.
Kế đến, cô dâu, chú rể uống rượu giao bôi, cắt bánh cưới. MC kết thúc nhiệm vụ bằng lời hô “một, hai, ba vô”. Gia đình hai bên đến từng bàn chào khách trong tiếng nhạc du dương, nhè nhẹ đủ để khách mời cảm nhận được hạnh phúc của lứa đôi mà cũng không lấn át những câu hỏi thăm, chuyện trò của những vị khách có thể là đã lâu rồi mới được gặp lại.
Văn minh là đây! Và niềm vui vẫn trọn vẹn đó! Ở phố, đa phần đám tiệc sẽ được đãi ở nhà hàng. Chẳng có gì phiền nếu như dàn âm thanh lớn không bị sử dụng quá nhiều- nhất là sau khi những “ca sĩ” khách mời có chút hơi men lần lượt hết người này đến người khác được mời lên sân khấu ca hát vang dội khắp phòng tiệc như nhiều đám mà tôi đã được dự.
Trong tiếng nhạc xập xình, âm thanh “khủng”, nếu ai có điều gì muốn nói thì phải hô to, nói lớn hoặc kề miệng sát vào tai nhau. Thậm chí, có người không chịu nổi, thấy không trò chuyện được gì với nhau đành lặng lẽ cầm đũa, nâng ly, chờ cô dâu, chú rể đến chụp hình kỷ niệm, rồi lẳng lặng ra về.
Không riêng gì tiệc ở nhà hàng mà hiện nay karaoke, nhạc sống bị lạm dụng quá nhiều. Từ nhà hàng đến tại gia, tiệc gì cũng có hát với hò. Vui cũng hát, buồn cũng hát. Thậm chí, trời mưa không biết làm gì… cũng hát. Vui chơi quá đà, âm thanh quá lớn trước tiên là rất ồn ào và sau đó là sẽ đánh mất đi những nét đẹp vốn có của những đám tiệc vốn là dịp để người thân, họ hàng, bạn bè, hàng xóm,... lâu lâu mới có dịp hội ngộ một ngày.
Vì vậy, tiệc tùng bớt sử dụng karaoke, nhạc sống, bớt chút ồn ào nhưng không hề bớt vui!
NHƯ Ý
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin