Sáng nay, tôi đi uống cà phê với bạn đồng nghiệp sau một thời gian dài không ra hàng quán vì dịch bệnh. Cuộc sống bình thường đã quay trở lại. Chúng ta đã có thể đi ăn sáng, uống cà phê.
(VLO) Sáng nay, tôi đi uống cà phê với bạn đồng nghiệp sau một thời gian dài không ra hàng quán vì dịch bệnh. Cuộc sống bình thường đã quay trở lại. Chúng ta đã có thể đi ăn sáng, uống cà phê.
Nhưng, dịch bệnh vẫn còn. Ở tỉnh ta hàng ngày vẫn ghi nhận ca nhiễm mới ở mức 2 con số. Vì vậy, “bình thường mới” là rất mừng nhưng vẫn phải phòng chống dịch.
Quán cà phê bố trí bàn giữ khoảng cách. Tôi và bạn dù là đồng nghiệp nhưng vẫn cẩn thận đeo khẩu trang trong quá trình giao tiếp. Thế nhưng, theo quan sát của tôi, một số khách trong quán đã lơ là trong việc phòng chống dịch.
Một số người (có thể là những người cùng chung gia đình) nên thoải mái trò chuyện mà không đeo khẩu trang. Nhưng, có những trường hợp sau “tay bắt mặt mừng” là khẩu trang “xếp gọn vào túi áo” hay đã được máng trên xe trước khi tiến đến ngồi vào bàn.
Nhân viên phục vụ của quán có đeo khẩu trang nhưng dường như chạy tới chạy lui nhiều nên lắm lúc khẩu trang đã… nằm ở dưới cằm. Trong khi đó, thực khách vẫn vô tư gọi nhân viên kêu nước, tính tiền. Có cả trường hợp từ thực khách đến nhân viên chẳng có ai đeo khẩu trang.
Cũng dễ hiểu vì sau một thời gian dài ở nhà, giờ được gặp gỡ trong khi ai cũng đã được tiêm vắc xin kèm theo đó là suy nghĩ nếu có nhiễm dịch bệnh thì chắc cũng nhẹ, không sao nên nhiều người đã chủ quan khi giao tiếp. Thậm chí, có người còn bảo: “Tôi đã là F0 được điều trị hết rồi thì không bị nhiễm nữa nên không sợ đâu!”
Đúng là chúng ta đã kiểm soát tốt dịch bệnh, lại được tiêm vắc xin đầy đủ nên đã tạo được khả năng miễn dịch cộng đồng cao.
Tuy nhiên, hiện tại dịch bệnh vẫn có thể lây lan và đang có nhiều biến thể mới đáng lo ngại. Do đó, dù đã có khả năng phòng ngừa (đã được tiêm vắc xin đầy đủ), nhưng chúng ta cũng cần thận trọng và tiếp tục nâng cao ý thức phòng dịch.
Bên cạnh đó, vấn đề hiện nay không chỉ dừng lại ở việc nếu nhiễm dịch bệnh (có thể là nhẹ, không tiến triển nặng) điều trị một thời gian ngắn sẽ khỏi. Nhưng, sau đó là vấn đề sức khỏe “hậu COVID-19”.
Rất nhiều người nhiễm dịch bệnh đã được điều trị khỏi nhưng ho, mệt mỏi, khó thở, lói ngực, hụt hơi, thậm chí là phải nhập viện điều trị trong thời gian dài.
“Bình thường mới” thì ai cũng mừng nhưng bất cứ ai cũng không nên chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch. Bởi dịch bệnh thì nguy hiểm, khó lường. Còn hậu dịch bệnh thì rất nhiều vấn đề kéo theo.
Do đó, khi dịch bệnh vẫn còn thì chúng ta vẫn phải thực hiện tốt nguyên tắc phòng chống dịch. Đó là trách nhiệm của cả cộng đồng chứ không riêng gì của riêng ai.
TRƯỜNG AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin