Ở khu vực tôi sống, thỉnh thoảng lại thấy một cụ bà lầm lũi đi nhặt từng mảnh giấy cát tông, chai nhựa để bán ve chai. Bà bảo nhà bà ở tuốt bên trong, sống mình ên, không con cháu, họ hàng.
Ở khu vực tôi sống, thỉnh thoảng lại thấy một cụ bà lầm lũi đi nhặt từng mảnh giấy cát tông, chai nhựa để bán ve chai. Bà bảo nhà bà ở tuốt bên trong, sống mình ên, không con cháu, họ hàng.
Tuổi già, mắt mờ, chân yếu nên bà không dám lãnh vé số bán. Bà cũng được trợ cấp hàng tháng từ chính quyền địa phương, nhưng thấy hôm nào khỏe khỏe là bà lại cầm bao đi quanh quẩn khu này để tìm lượm ve chai bán kiếm thêm chút tiền mua gạo. Biết hoàn cảnh của bà, ai cũng thương nên thường biếu bà khi là vài ký gạo, lúc một ít rau củ, bánh trái,...
Hôm nọ thấy bà, tôi liền vào soạn ít giấy, chai, lon. Khi tôi quay ra thì bà mừng rỡ khoe: “Cháu H. (anh gần nhà tôi) vừa cho bà cả chục gói mì và bịch bánh bông lan. Bánh loại này chắc ngon lắm. Bà rất thích ăn bánh bông lan. Con nhìn dùm bà xem hạn sử dụng còn lâu không? Nếu còn lâu bà sẽ để dành ăn từ từ”. Tôi bỗng giật mình vì bánh bông lan đã quá hạn sử dụng 1 ngày. Tôi liền cầm từng gói mì lên xem thì hạn sử dụng cũng chỉ còn có 3- 4 ngày. Tôi tự hỏi: Sao anh H. lại có thể cho như thế?…
Cho và nhận là hành động rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Hành động đẹp ấy thật ý nghĩa biết bao khi xuất phát từ lòng thương, sự trân trọng và sẻ chia của người cho đối với người nhận. Người nhận- nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn- sẽ rất vui khi nhận được thứ mình cần, được chia sớt bớt (dù chỉ là ít thôi) từ người sung túc, đủ đầy hơn mình. Còn người cho cũng sẽ vui không kém bởi tình thương yêu, lòng nhân ái đang được trao truyền, lan tỏa. Vì thế, dù cho người nghèo khó cũng cần xuất phát từ tấm lòng và sự trân trọng của người cho đối với người nhận.
NHƯ Ý
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin