Vấn nạn tin giả trên Facebook đã có từ lâu. Vì mục đích câu like, share, view để nhằm vào việc đánh bóng bản thân, bán hàng online, bôi nhọ danh dự, xuyên tạc chống phá... mà nhiều người bất chấp vi phạm pháp luật. Câu chuyện tin giả được đẩy lên cao trào trong cơn đại dịch COVID-19 đang bùng phát ở nước ta.
Vấn nạn tin giả trên Facebook đã có từ lâu. Vì mục đích câu like, share, view để nhằm vào việc đánh bóng bản thân, bán hàng online, bôi nhọ danh dự, xuyên tạc chống phá... mà nhiều người bất chấp vi phạm pháp luật. Câu chuyện tin giả được đẩy lên cao trào trong cơn đại dịch COVID-19 đang bùng phát ở nước ta.
Chúng ta đã nghe, thấy rất nhiều về tin giả trên Facebook. Báo chí chính thống cũng đã thông tin phản ánh, cảnh báo. Nhưng nhiều người vẫn mắc bẫy mà không hề hay biết. Nguy hiểm hơn là khi ta tin vào điều đó và share, truyền miệng cho hàng triệu người trên khắp thế giới.
Gần đây nhất trên Facebook xuất hiện nội dung chia sẻ của một người tên Khoa, được cho là bác sĩ sản phụ khoa. Theo nội dung lan truyền, người này đã quyết định “nhường đi chiếc máy thở” của bố mẹ mình đang dùng cho một sản phụ đang cần. Người này sau đó đã “kìm nỗi đau mất người thân, trực tiếp vào phòng mổ phẫu thuật thành công cho sản phụ sinh đôi này”. Ngoài ra còn có hình ảnh 2 bé song sinh lan truyền, được cho là 2 bé mà bác sĩ này vừa phẫu thuật. Câu chuyện đã lấy đi biết bao nhiêu nước mắt của nhiều người. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra thông tin, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh khẳng định vụ bác sĩ rút ống thở của ba mẹ nhường cho sản phụ là hư cấu.
Đối với những tin giả trên mạng, tất nhiên cơ quan chức năng sẽ vào cuộc xử lý nghiêm. Nhưng song song đó, cư dân mạng cũng hết sức tỉnh táo trước những tin giật gân kẻo bị sập bẫy. Trước khi bấm thích hay chia sẻ, nên kiểm chứng nguồn tin từ báo chí chính thống, trang thông tin điện tử của cơ quan đoàn thể Nhà nước... Không nên tùy tiện chia sẻ lung tung kẻo vô tình tiếp tay cho kẻ xấu, vi phạm pháp luật.
NGUYỄN THANH VŨ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin