Con người ta một khi sống mà luôn muốn hơn thua với người khác thì cuộc sống sẽ rất mệt mỏi. Sống trên đời, đừng nghĩ rằng mọi việc phải mang ra tranh đua cao thấp mới được. Có một số thứ trong đời không phải tranh đua cao thấp mà ta vẫn có được đó là đạo đức nhân cách của con người.
Con người ta một khi sống mà luôn muốn hơn thua với người khác thì cuộc sống sẽ rất mệt mỏi. Sống trên đời, đừng nghĩ rằng mọi việc phải mang ra tranh đua cao thấp mới được. Có một số thứ trong đời không phải tranh đua cao thấp mà ta vẫn có được đó là đạo đức nhân cách của con người.
Chuyện kể rằng: Ngày xưa, ở bên Tàu có một vị quan tên là Nhan Uyên- học trò của Khổng Tử. Một ngày nọ, trên đường đi làm việc, Nhan Uyên thấy một đám đông ồn ào trước cửa tiệm vải. Ông bước đến hỏi, mới biết là đang có tranh chấp giữa người mua và người bán vải. Ông nghe người mua vải hét lớn: “3 nhân 8 là 23, sao ông cứ đòi ta phải trả ông là 24 đồng?” Nhan Uyên đến trước mặt người mua, lễ phép nói: “Vị đại ca này, 3 nhân 8 là 24, sao có thể là 23 được? Anh tính sai rồi, không nên cãi lộn ầm ĩ nữa”.
Người mua không phục, chỉ thẳng mặt Nhan Uyên nói: “Ai cần ngươi phân xử? Ngươi biết tính toán sao? Muốn phân xử chỉ có cách tìm Khổng Tử, đúng hay sai hãy để ông ấy định đoạt!” Nhan Uyên nói: “Được. Nếu Khổng Tử nói anh sai, vậy xử lý sao?” Người mua nói: “Nếu ta sai, hãy lấy đầu ta. Nhà ngươi sai thì sao?”
Nhan Uyên trả lời: “Nếu tôi sai, tôi sẽ lột mũ từ quan”. Hai người đi gặp Khổng Tử. Khổng Tử nói: “3 nhân 8 là 23 mới đúng”, Nhan Uyên lòng không phục nhưng Khổng Tử là bậc thầy nên Nhan Uyên đành tháo mũ xuống giao cho người mua kia. Người mua nhận mũ, đắc ý rời đi nhưng Nhan Uyên trong tâm vẫn không phục Khổng Tử.
Mấy ngày sau đó, Nhan Uyên hỏi Khổng Tử: “Thưa thầy rõ ràng 3 nhân 8 là 24 sao thầy lại nói là 23, vậy là ý làm sao?” Khổng Tử cười mà nói rằng: “Ta hỏi con mạng người quan trọng hay địa vị quan trọng?
Con nghĩ xem, ta nói 3 nhân 8 bằng 23 là đúng, con thua, bất quá là thua cái mũ quan kia thôi, còn nếu ta nói 3 nhân 8 bằng 24 mới đúng thì người mua kia thua, vậy là ta đã lấy đi một mạng người! Vậy con nói xem, chức vị quan trọng hay mạng người quan trọng hơn?”
Nhan Uyên bỗng nhiên tỉnh ngộ, quỳ gối trước mặt Khổng Tử mà thưa: “Sư phụ trọng đại nghĩa, coi nhẹ tiểu tiết. Đệ tử còn tưởng rằng sư phụ vì lớn tuổi mà thiếu minh mẫn. Đệ tử hổ thẹn vạn phần!”
Lời bàn: Câu chuyện này gợi cho hiểu được rằng ta tranh đấu để giành được điều ta cho là lẽ phải, nhưng điều mất đi biết đâu còn quan trọng hơn rất nhiều. Đừng gắng sức tranh giành, rồi sau hối hận không kịp! Rất nhiều chuyện không cần tranh giành, lùi một bước biển rộng trời cao.
Hơn thua với bằng hữu, thắng ấy cũng coi như là thua, không chừng sẽ mất đi một người bạn tốt. Lá trà nhờ nước sôi mới có thể tỏa ra mùi hương thơm ngát, thành công phải vượt qua thất bại, mới có được.
Hiểu được đạo lý đó ta sẽ thấy cuộc đời thật đáng sống và hạnh phúc vô cùng. Vì vậy trong cuộc sống những người không biết tranh giành lợi ích, địa vị, tiền tài vật chất thì đó là người đáng được người đời kính trọng.
HOÀNG BÍCH HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin