Trong những năm gần đây, tại một số tỉnh- thành ở nước ta đã xảy ra khá nhiều trường hợp bị thương nghiêm trọng do chó tấn công, để lại hậu quả nặng nề, thậm chí có không ít người bị tử vong do bị chó mang mầm vi rút bệnh dại cắn, nhưng do chủ quan sau khi bị chó cắn không đi tiêm phòng.
Trong những năm gần đây, tại một số tỉnh- thành ở nước ta đã xảy ra khá nhiều trường hợp bị thương nghiêm trọng do chó tấn công, để lại hậu quả nặng nề, thậm chí có không ít người bị tử vong do bị chó mang mầm vi rút bệnh dại cắn, nhưng do chủ quan sau khi bị chó cắn không đi tiêm phòng.
Mặc dù rất nhiều những vụ việc đau lòng liên tiếp xảy ra do chó cắn, nhưng vẫn có không ít hộ dân nuôi chó ở cả thành thị lẫn nông thôn cho tới miền núi không thấy sợ, vẫn thả rông chó, dẫn chó ra đường không có xích, không rọ mõm.
Như chúng ta đều biết, một khi hộ dân nào nuôi chó và để chó thả rông chạy nhông nhông ngoài đường, không có xích, không rọ mõm là vi phạm pháp luật. Theo như tôi thấy, từ lâu ở nước ta, tại nhiều khu dân cư ở các thành phố cũng như nông thôn, các hộ dân nuôi chó rồi để chó chạy ra đường đi… vệ sinh là khá phổ biến.
Với những con chó nhỏ dạng chó cảnh hiền từ thì không đáng ngại, nhưng một khi là chó to lớn, hung dữ mà thả rông như vậy quả là đáng ngại, vì rất có thể người hàng xóm, những người đi đường sẽ bị nó cắn, lúc đó sẽ gây nên rất nhiều phiền phức cho cả người bị nạn cũng như chủ của con chó. Chó thả rông chạy ra ngoài đường có khi nhe răng dữ tợn, sủa inh ỏi cũng sẽ khiến người đi đường giật mình hoảng sợ, không làm chủ được phương tiện và cũng rất dễ té ngã dẫn tới tai nạn.
Nhiều chó thả rông hơn cả là ở các công viên, khi mà nhiều người dân nhân đi tập thể dục, đi dạo chơi cũng cho chó đi theo. Có một số người thì dẫn chó có rọ mõm, đeo xích; nhưng đại đa số người ta cho chó chạy rông để tự ý đùa nghịch, chạy nhảy. Thực tế, khi chó tụ tập ở công viên nhiều như vậy không chỉ gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn gây nguy hiểm cho mọi người dân ra công viên, nhất là trẻ em.
Được biết, trong những năm qua hầu hết các tỉnh- thành đã tiến hành nhiều đợt ra quân kiểm tra, bắt chó thả rông trên các tuyến phố và khu vực trung tâm, song việc này chưa thật quyết liệt, không được duy trì thường xuyên. Lực lượng giám sát, phát hiện chó thả rông còn quá ít, các phương tiện, dụng cụ bắt và nhốt chó còn khá thô sơ. Nuôi chó vốn là tập quán của người Việt Nam, nhiều người xem chó như một thành viên trong gia đình, vừa để trông giữ tài sản hay làm cảnh.
Tuy nhiên cần phải hiểu rõ, mỗi loại chó có tính cách, thói quen, bản năng khác nhau, tiềm ẩn những nguy cơ gây hại. Trước khi quyết định nuôi chó, người nuôi nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn giống chó thích hợp, tiêm phòng chống bệnh dại và bệnh truyền nhiễm, trang bị đầy đủ dây xích, rọ mõm, chuồng nuôi nhốt,…
Các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các hộ dân nuôi chó thấy được việc thả rông chó không rọ mõm tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn với cộng đồng. Kèm với đó là đưa ra các chế tài đủ mạnh, có sức răn đe; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi không tuân thủ pháp luật của người nuôi chó.
Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y nêu rõ: Hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng bị phạt từ 600.000- 800.000đ. Ngoài ra, chó thả rông sẽ bị bắt, sau 72 giờ nếu không có người nhận sẽ bị đem đi tiêu hủy.
NGUYỄN THỊ LOAN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin