Đã từ lâu ở nước ta, trong khi các ngành, các cấp, các cơ quan chức năng luôn có nhiều nỗ lực trong việc phòng chống tác hại của thuốc lá thì những giải pháp để chặn đứng hành vi buôn lậu thuốc lá cũng là rất cần thiết để những nỗ lực này mang lại hiệu quả thiết thực và sâu rộng hơn trong đời sống.
Đã từ lâu ở nước ta, trong khi các ngành, các cấp, các cơ quan chức năng luôn có nhiều nỗ lực trong việc phòng chống tác hại của thuốc lá thì những giải pháp để chặn đứng hành vi buôn lậu thuốc lá cũng là rất cần thiết để những nỗ lực này mang lại hiệu quả thiết thực và sâu rộng hơn trong đời sống.
Trên thực tế thì thuốc lá lậu có mặt tràn lan ở khắp mọi nơi, và việc kinh doanh thuốc lá lậu đang mang lại lợi nhuận cho cả nhà cung cấp lẫn lực lượng “ăn theo” là “đầu nậu”, cửu vạn, người bán lẻ...
Chất lượng của thuốc lá lậu đã đáng phải bàn, song riêng chuyện loại hàng hóa này được bày bán công khai, đáp ứng mọi nhu cầu của các “con nghiện” khiến người nghiện thuốc lá khó lòng từ bỏ đang đặt ra yêu cầu bức thiết là các ngành chức năng cần mạnh tay với hành vi buôn lậu này.
Những năm gần đây, việc kiên quyết xử lý các hành vi buôn lậu thuốc lá thể hiện qua cả số vụ bị xử lý lẫn số thuốc bị thu giữ là rất nhiều. Theo số liệu do Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam báo cáo tại Đại hội BCH khóa VII (nhiệm kỳ 2019- 2023): Trong 6 năm (2013- 2018), các ngành chức năng đã bắt gần 84.000 vụ thuốc lá nhập lậu, thu hơn 52 triệu bao thuốc lá các loại.
Con số này chỉ bằng khoảng 1% tổng số thuốc lá nhập lậu vào nước ta. Cũng theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, tình trạng buôn lậu thuốc lá vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Trong giai đoạn 2013- 2018, ngành thuốc lá nước ta chịu nhiều thách thức từ thuốc lá nhập lậu. Bình quân sản lượng tiêu thụ thuốc lá nhập lậu lên đến hơn 700 triệu bao mỗi năm, chiếm khoảng 18% thị phần thuốc lá tiêu thụ trong nước.
Đặc biệt, có năm thị phần thuốc lá nhập lậu ước tính lên đến 25%, làm thất thu ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Do không kiểm soát được chất lượng thuốc lá lậu nên nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người tiêu dùng là rất lớn.
Dù các cơ quan chức năng đã mạnh tay, làm hết sức mình để ngăn ngừa mọi cách, song hành vi buôn lậu thuốc lá không thuyên giảm, mà nó còn có dấu hiệu gia tăng, khi các vụ bắt giữ buôn lậu thuốc lá năm sau luôn tăng nhiều hơn năm trước đó. Nguyên nhân một phần là do lợi nhuận của hành vi buôn lậu thuốc lá là quá cao, nếu không muốn nói là siêu lợi nhuận, nên nhiều đối tượng đã bất chấp tất cả để lao vào.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, trước kia chỉ khi người buôn lậu thuốc có giá trị trên 100 triệu đồng, hay những năm gần đây, số lượng buôn bán vận chuyển thuốc lá lậu từ 500 bao trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều này tất yếu dẫn đến việc đối tượng buôn lậu chia nhỏ lượng thuốc ra với giá trị dưới 100 triệu hoặc số lượng bao gói thuốc lá phân chia ra chỉ một vài trăm bao, để vừa dễ dàng mang qua biên giới, dễ đối phó với cơ quan chức năng mà chẳng may bị bắt thì tội cũng không nặng, chỉ bị xử lý hành chính cùng nộp tiền phạt là xong!
Để khắc phục tình trạng này, cũng như ngăn ngừa nạn buôn lậu thuốc lá, thiết nghĩ Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương, cũng như các cơ quan chức năng cần phải mạnh tay hơn nữa trong việc xử lý và xử phạt hành vi buôn lậu thuốc lá.
Cần thu hẹp khung xử lý hình sự với tội danh buôn lậu số lượng thuốc lá xuống mức thấp hơn nữa, nghĩa là nếu ai đó chỉ cần buôn lậu số lượng một vài trăm bao là đã bị xử lý hình sự rồi, thay vì chỉ bị phạt hành chính... Lúc đó, tôi tin chắc rằng việc buôn lậu thuốc lá sẽ giảm mạnh.
Điều này, không chỉ để Nhà nước không bị thất thu thuế mà sâu xa hơn còn hạn chế được một lượng lớn thuốc lá lậu đang lưu hành trên thị trường, nguồn “cung” giảm chắc chắn “cầu” cũng sẽ giảm!
ĐẶNG ĐỨC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin