Mỗi khi đi ngang một đoạn đường bị kẹt xe hay xảy ra ùn tắc giao thông cục bộ thì có không ít người đã buột miệng "đường này cần phải mở rộng thêm" hay "đoạn này hẹp quá, xuống cấp quá cần phải nâng cấp thôi"… Đường hư, xuống cấp thì nhất thiết phải nâng cấp, sửa chữa. Nhưng, mở rộng thêm đường thì liệu có hết tình trạng ùn tắc, kẹt xe?
Mỗi khi đi ngang một đoạn đường bị kẹt xe hay xảy ra ùn tắc giao thông cục bộ thì có không ít người đã buột miệng “đường này cần phải mở rộng thêm” hay “đoạn này hẹp quá, xuống cấp quá cần phải nâng cấp thôi”… Đường hư, xuống cấp thì nhất thiết phải nâng cấp, sửa chữa. Nhưng, mở rộng thêm đường thì liệu có hết tình trạng ùn tắc, kẹt xe?
Chúng ta thử nhìn lại những điểm thường xảy ra ùn tắc trong nội ô thành phố để thấy rằng nguyên nhân đâu phải chỉ ở đường hẹp mà còn do ý thức chấp hành Luật An toàn giao thông đường bộ và thực hiện văn minh đô thị của người tham gia giao thông vẫn chưa nghiêm.
Điểm dễ nhìn thấy nhất là ở những đoạn đường có trường học. Có những con đường khá rộng như đường Phạm Thái Bường hay đường Nguyễn Huệ nhưng đôi khi vẫn xảy ra ùn tắc cục bộ vào giờ học sinh tan học. Mặc dù nhà trường đã có giải pháp như cho học sinh ra khỏi cổng trường theo khối lớp hay “căng dây xin đường” để phụ huynh đón con em bên kia đường nhằm tránh “quá tải” trước cổng trường.
Nhưng, người đi đường thì muốn “giành đường” để “thoát khỏi đám đông” trong khi phụ huynh đợi rước con đậu xe chiếm hết vỉa hè, thậm chí đậu cả dưới lòng đường. Một số gia đình dùng ô tô đưa đón con thì “đậu đại” dưới lòng đường. Chính vì thế nhiều người đã lâm vào cảnh “tới chẳng được mà lui cũng chẳng xong”.
Hay như đường 1 Tháng 5 (đoạn ngang chợ Vĩnh Long, từ quán cà phê Hoa Nắng đến điểm giao với đường Hoàng Thái Hiếu), một phần đường Nguyễn Văn Nhã (từ dãy bán khóm đến đầu đường xuống chợ cá) mỗi buổi sáng hay lúc tan tầm luôn trong tình trạng “kẹt cứng”.
Ở đây, người bán thì bày hàng lấn chiếm lòng lề đường. Người mua thì “tự nhiên” đậu đổ xe để mua. Thậm chí, có người đang lưu thông giữa đường nhưng thấy món hàng mình cần là vô tư thắng xe lại để mua. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng lại có xe lôi, xe ba gác thậm chí là xe tải lên xuống hàng “bất chấp”. Còn đội ngũ bán hàng lưu động thì tràn lên cả mặt đường (ảnh). Bao nhiêu điều tồn tại như vậy hỏi sao không ùn tắc giao thông?
Đường giao thông dù có mở rộng đến đâu cũng khó xử lý có hiệu quả nạn ùn tắc giao thông khi thói quen lấn chiếm, giành đường, đậu đổ xe không đúng nơi quy định vẫn còn tồn tại. Nạn ùn tắc hay kẹt xe sẽ giải quyết được nếu như ai cũng biết nhường đường, chấp nhận đi chậm hơn một chút và đặc biệt là thực hiện đúng quy định của Luật An toàn giao thông đường bộ.
TRƯỜNG AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin