Tham lam là rước họa vào thân

06:02, 13/02/2020

Trong cuộc sống của con người, sự ham muốn về tiền tài, danh vọng giống như cái thùng không đáy, có nhồi nhét mãi cũng không đầy được. Vậy nên ai có thể kiềm chế được lòng tham, loại bỏ được lòng tham thì được ví như đang có báu vật trong tay. 

Trong cuộc sống của con người, sự ham muốn về tiền tài, danh vọng giống như cái thùng không đáy, có nhồi nhét mãi cũng không đầy được. Vậy nên ai có thể kiềm chế được lòng tham, loại bỏ được lòng tham thì được ví như đang có báu vật trong tay. Có một câu chuyện lịch sử về đức tính “không tham lam” như sau: Có một người nhặt được một viên ngọc quý.

Ông ta liền đem viên ngọc ấy biếu cho một ông quan nhưng ông quan đó từ chối không nhận. Người biếu ngọc nói: “Viên ngọc này tôi đã đem cho thợ ngọc xem qua rồi. Ông ấy nói đây đúng là một loại ngọc rất quý giá, là báu vật, nên tôi mới dám đem dâng biếu quan lớn!” Ông quan kia nhất quyết từ chối: “Ngươi cho ngọc là báu vật, còn ta cho “không tham lam” mới là báu vật.

Ngươi đem ngọc biếu ta, nếu ta nhận, thì cả hai chúng ta đều mất báu vật rồi! Chi bằng, mỗi người chúng ta tự giữ lại báu vật của mình đi!” Người biếu ngọc thấy quan không nhận bảo ngọc đành phải bẩm báo thật lòng: “Tiểu dân nếu giữ lại bảo ngọc này, sợ rằng không được bình an cho nên đã một mình đến đây biếu ngài…”

Ông quan nghe xong liền lệnh cho một thợ gia công mài giũa viên ngọc này, tạo hình dạng cho nó và đem bán, sau đó giao lại số tiền ấy cho người biếu ngọc kia. Hơn nữa, ông còn phái người hộ tống người biếu ngọc kia trở về nhà.

Câu chuyện xưa lấy “không tham lam báu vật” của vị quan kia khiến ta phải suy ngẫm. Nếu một người không kiềm chế được dục vọng và lòng tham thì người ấy rồi dần dần sẽ trở thành “nô lệ” của chính lòng tham ấy.

Khi đã như vậy rồi thì không có việc xấu xa nào mà họ không dám làm để thỏa mãn dục vọng và lòng tham. Nhìn lại lịch sử có thể thấy, người làm việc xấu, tham lam, tranh quyền, đoạt lợi, sẽ có kết cục bi thảm và vô cùng đáng sợ.

Nhẹ thì họ hại bản thân, nặng thì hại gia đình, xã hội, cho đến cả giang sơn xã tắc. Cho nên, người xưa cũng dạy rằng, “tham lam là rước họa đến, không tham thì họa tự nhiên biến mất”.

Nếu như trong cuộc sống, ai ai cũng lấy “không tham lam báu vật”, làm mọi việc đều không vì lòng tham, ở đâu cũng không tham thì cuộc sống tốt đẹp biết nhường nào.

HOÀNG BÍCH HÀ

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh