Đột quỵ trẻ em. Chuyện tưởng như đùa nhưng đang có xu hướng phát triển và là câu chuyện hoàn toàn có thật trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Xin đơn cử 1 trường hợp cụ thể vừa mới xảy ra tại một tỉnh ở ĐBSCL.
Đột quỵ trẻ em. Chuyện tưởng như đùa nhưng đang có xu hướng phát triển và là câu chuyện hoàn toàn có thật trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Xin đơn cử 1 trường hợp cụ thể vừa mới xảy ra tại một tỉnh ở ĐBSCL.
Bệnh nhân là bé gái 3 tuổi. Ngày 29/11/2019, thấy cháu có những biểu hiện nhức đầu, nôn ói, người nhà đưa bé đến khám tại địa phương trong tình trạng lơ mơ dần, được theo dõi viêm màng não. Ngày 30/11/2019, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh). Sau khi làm xét nghiệm và chụp CT khẩn kiểm tra, bác sĩ phát hiện bé bị đột quỵ nhồi máu não do huyết khối.
Bệnh nhi được tiên lượng có nguy cơ cao tàn tật nếu không được xử trí kịp thời. Sau 2 giờ can thiệp, động mạch bị tắc của bé được tái thông hoàn toàn. Ngày 23/12/2019, bé dần hồi phục sức cơ nửa người bên phải, đi đứng bình thường, tự ăn uống được.
Các chuyên gia y tế cảnh báo: ở trẻ em, đột quỵ nhồi máu não tương đối hiếm nhưng hoàn toàn có thể xảy ra, gây nguy cơ tử vong rất cao, dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác làm chậm trễ quá trình điều trị. Nguyên nhân thường gặp là do bệnh lý tim bẩm sinh, bất thường mạch máu não. Khoảng 1/3 số trẻ em bị đột quỵ không tìm thấy nguyên nhân.
Đây chính là nguyên nhân khiến các bậc phụ huynh lơ là, mất cảnh giác trước những biểu hiện nhức đầu, nôn ói, khó thở của trẻ và dễ dẫn đến trường hợp khiến trẻ tử vong do không được cấp cứu kịp thời.
Điều đáng lo ngại là trước đây đột quỵ nhồi máu não rất thường gặp ở người lớn và là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu trên thế giới thì nay đã xuất hiện ở trẻ em. Theo số liệu mới nhất: đã có tới 25% bệnh nhân tai biến mạch máu não là người trẻ (trong đó có nhiều trẻ em), trong khi trước đây bệnh thường chỉ xảy ra với người cao tuổi. Tại Việt Nam số ca mắc bệnh đột quy bình quân 230.000 ca/năm.
Các bậc phụ huynh cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tránh chủ quan khi thấy con em mình có những biểu hiện bất thường; không tự mua thuốc điều trị tại nhà mà phải đưa con em mình khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Cạnh đó cần nắm bắt các biện pháp sơ cứu trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện theo nguyên tắc “giờ vàng” cho người đột quỵ.
“Không lo xa ắt có buồn gần”. Lời dạy của người xưa luôn là bài học cảnh báo chúng ta.
TAM ANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin