Báo cáo sơ kết 5 năm thi hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá của Bộ Y tế cho thấy, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Báo cáo sơ kết 5 năm thi hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá của Bộ Y tế cho thấy, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Công tác tuyên truyền được thực hiện cho nhiều đối tượng với nội dung đa dạng, qua nhiều kênh và hình thức khác nhau. Hầu hết các bộ, ngành triển khai sâu rộng hoạt động truyền thông lồng ghép vào lĩnh vực phụ trách.
Truyền thông tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành vi của công chức, viên chức, người lao động, người dân về thực hiện quy định cấm hút thuốc tại nơi công cộng và nơi làm việc.
Nghiên cứu đánh giá hàng năm đối với các chiến dịch truyền thông của Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá thực hiện trong giai đoạn 2014- 2018 cho thấy trong năm 2018 đã có 92% những người được hỏi tin rằng tiếp xúc với thuốc lá thụ động gây ra các bệnh về phổi (so với 86% năm 2016).
Có 96% người được hỏi trả lời rằng quan tâm đến sức khỏe của con cái khi hút thuốc gần con mình, 93% người đề nghị mọi người nên yêu cầu người hút thuốc không hút thuốc gần người khác và 96% cho biết mọi người nên yêu cầu người hút thuốc không hút thuốc khi ở gần trẻ em.
Theo đánh giá chung của các cơ quan Trung ương và địa phương, trung bình trên 90% lãnh đạo bộ, các đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hiểu biết về quy định của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá và các quy định về nơi làm việc không khói thuốc.
Song, công tác truyền thông còn những hạn chế như: việc bố trí nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ này còn hạn chế. Hoạt động phổ biến, tuyên truyền ở một số bộ, ngành, địa phương còn chưa thường xuyên, chưa liên tục, nội dung chưa hấp dẫn, đa dạng. Việc tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn do điều kiện địa lý, ngôn ngữ, văn hóa…
MAI ANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin